Saturday, 30 September 2006

Entry for October 01, 2006

FOREWORD

Japanese artist SHINOBU studied special effects make-up and has been working in the Japanese television and cinematography industry. She has also been involved as part of a special effect team with Japanese artist Miwa Yanagi’s My Granmothers series. When SHINOBU started making “faces” for herself, it quickly became her obsession. She is not interested in creating a fixed character. She considers one facial expression as a piece.

Since the era of silent movies the special effect industry has developed using many different kinds of materials. Among all the choices, SHINOBU chose an oven-bakable clay because she can manipulate the material to create delicate details. She makes faces with the clay, bakes it and then colors it with acrylic paint. Later she started using polyester resin to make the body. Each of her faces catches a moment of subtle and sensitive facial expression and speaks to a deep part of viewer’s mind.

There are some new coinages in Japanese language created and used by young generations who were born in the 80s such as “Ita-kimochiii (<Itai=Painful> + <Kimochiii=ecstasy>)” and “ero-kawaii (<ero=erotic>+ <kawaii=cute>). If I adapt this method of making a new coinage, “kowa-kawaii (<kowai=scary/stern>+<kawaii=cute>)” will be the one to describe SHINOBU’s works. The facial expressions that SHINOBU depicts are not the genteel ones. She catches the moment that our hidden emptiness, anger, unpleasantness and naughtiness appear when we are caught off-guard.

SHINOBU is not the type of artist who works on a theme. An image comes to her mind and her hands react to the urge to visualize it. Rather than working on a concept, she prefers to make “keep creating more faces” itself to be the concept.

When SHINOBU made the first 100 pieces, she held her first exhibition in Osaka, JAPAN in 2004. After the first series, searching for new inspiration, she moved to Vietnam and studied with a Vietnamese sculptor for 10 months. Vietnam must be an ideal place to study facial expressions. Vietnamese people tend to be very expressive and easily became her subjects. After returning to Japan, she started working on her 2nd series of faces with an energy she developed during her stay in Vietnam. When she was about to complete the 100th piece (2nd series), she had a desire to show her new works in Vietnam.

SHINOBU’s first solo exhibition in Ho Chi Minh City at Himiko Visual Saloon is entitled “Gathering on October 3, 2006,” the date of the exhibition opening. On the opening night, combining the 1st and the 2nd (new) series more than 200 works will be exhibited. In the exhibition room, on your right, you will see three photographs of her works and on a stage there will be a display of 200 figures. On your left, the wall will have 186 A4 size photos (close-up of her figures’ faces) displayed. The size of these faces are approximately the same size as actual human faces. By displaying these photos SHINOBU is trying to create a visual “interaction” between her works and attended guests walking around the space and by taking photos of this interaction, SHINOBU will complete her exhibition.

For me, the experience of waling into this exhibition reminds me of “the House of Mirrors” in an amusement park which I went to as a child. You walk in and hundreds of your faces appear. A fun and almost frightening experience at the same time. In SHINOBU’s exhibition, the sensation is even stronger because all the faces awaiting you there have different expressions. Strangely enough you will find yourself able to connect with every single one of them. SHINOBU’s works will probably take you to the side of you which you may have forgotten or have not shown for a while.

Motoko Uda

October 2006


Entry for October 02, 2006photo: himiko.nguyen

Lời đề tựa

Nghệ sĩ Nhật Bản Shinobu đã học ngành tạo hiệu ứng đặc biệt và làm việc trong ngành phim ảnh và truyền hình. Cô đã tham gia vào chuỗi các tác phẩm của dự án “BÀ TÔI” của nghệ sĩ Nhật Bản Miwa Yanagi. Khi Shinobu bắt đầu tạo nên những “khuôn mặt”, điều này mau chóng trở thành niềm đam mê. Cô không chú tâm đến việc tạo ra một nhân vật hoàn chỉnh mà chỉ quan tâm đến việc thể hiện cái hồn ẩn trong từng hình hài…

Vào thời kì phim câm, công nghệ tạo hiệu ứng đặc biệt phát triển nhanh chóng với rất nhiều vật liệu khác nhau được tìm tòi và sử dụng. Trong số này, Shinobu đã chọn đất sét bởi vì cô có thể dùng nó để tạo nên những hình thù có nhiều đường nét riêng. Cô sử dụng đất sét để tạo nên những khuôn mặt rồi nung và sơn chúng theo những sắc màu riêng. Sau đó, cô sử dụng nhựa thông để nắn hình hài. Mỗi một khuôn mặt đều phảng phất một nét riêng, mang một cảm xúc riêng và đã chạm đến phần sâu thẳm trong tâm hồn.

Có một vài từ mới trong ngôn ngữ Nhật Bản do thế hệ 8X tạo nên, chẳng hạn như: “Ita-kimochii” (Ita: đau đớn + Kimochii: tột đỉnh), “ero-kawaii” (ero: gợi tình + kawaii: dễ thương). Nếu theo cách này, “kowa-kawaii” (kowa: rùng rợn + kawaii: dễ thương) sẽ là một cách để thể hiện các tác phẩm của Shinobu. Cảm xúc mà cô thể hiện không hề giả tạo, cầu kì. Cô chỉ chọn các khoảnh khắc rất tự nhiên: vui, buồn, giận dữ, bướng bỉnh, hay cau có… mà chúng thường được bộc lộ quá đỗi chân thật mà không cần đến bất kì vỏ bọc nào.

Shinobu không phải nghệ sĩ chỉ làm theo một đề tài. Chỉ cần hình ảnh thoáng qua trong đầu, cô đã thể hiện bằng đôi tay. Không chỉ dừng lại ở một ý tưởng, cô thích liên tục tạo ra những khuôn mặt để rồi bản thân chúng đã hình thành ý tưởng.

Khi hoàn thành khuôn mặt lần thứ 100 lần đầu tiên vào năm 2004, cô bắt đầu tổ chức một triển lãm cá nhân đầu tiên ở Osaka, Nhật Bản. Sau hàng loạt tác phẩm đầu tiên này, để tìm kiếm những cảm xúc mới, cô tìm đến Việt Nam và học điêu khắc trong 10 tháng. Việt Nam hẳn là một nơi lí tưởng để học cách thể hiện nội tâm. Người Việt Nam thường bộc lộ chân thành cảm xúc của mình và rất nhiều người đã trở thành đề tài cho các tác phẩm của cô.Trở về Nhật Bản, cô bắt tay vào sáng tác chuỗi các khuôn mặt lần thứ hai với một sức sống và niềm đam mê mãnh liệt từ những ngày ở Việt Nam. Và khi hoàn thành khuôn mặt thứ 100 lần này, cô bắt đầu có một tham vọng tổ chức trưng bày các tác phẩm này ở Việt Nam.

Triển lãm cá nhân đầu tiên của cô có tên gọi “Tụ hội vào ngày 3 tháng 10, 2006” được tổ chức tại Himiko Visual Cafe. Tên cuộc triển lãm được chọn cũng chính là ngày khai mạc. Tại lễ khai mạc, được kết hợp từ chuỗi các tác phẩm cô sáng tác lần đầu tiên và sau đó, hơn 200 tác phẩm sẽ được trưng bày. Tại phòng triển lãm, ở phía bên phải, các bạn sẽ thấy 3 bức ảnh chụp các tác phẩm của Shinobu và trên kệ, có 200 hình hài được trưng bày. Ở bên trái, trên tường, sẽ là 186 ảnh khổ A4 (chụp cận ảnh). Kích thước của những khuôn mặt này cũng xấp xỉ kích thước của khuôn mặt thật. Bằng cách thể hiện các bức hình này, Shinobu muốn tạo nên một mối liên kết bằng hình ảnh giữa tác phẩm và người xem.

Đối với tôi, cứ mỗi lần bước vào phòng triển lãm, tôi lại nhớ đến “Căn phòng kiếng” trong công viên mà tôi đã đến khi còn nhỏ. Khi bước vào, cả trăm khuôn mặt bạn xuất hiện. Cảm giác thích thú xen lẫn sợ hãi xuất hiện cùng một lúc. Tại cuộc triển lãm của Shinobu, cảm giác này còn mãnh liệt hơn thế bởi các khuôn mặt đang chờ bạn đều mang một cảm xúc riêng biệt. Cảm giác lạ lẫm này đủ để bạn nhận ra rằng thấp thoáng trong mỗi hình hài ấy đều ít nhiều có bóng dáng mình. Các tác phẩm của Shinobu có thể sẽ giúp bạn nhận ra một phần trong tâm hồn mà bấy lâu bạn đã quên lãng hay chưa một lần thể hiện, dù trong chốc lát!

Motoko Uda

( chuyển thể Việt ngữ : Võ Trường Sơn )

Tháng 10, 2006

序文

特殊メーク技術を学んだ日本人造形作家SHINOBU。日本のテレビ番組、映画の
特殊メーク、アーティストやなぎみわの老婆シリーズの特殊メークに関わるなど
日々「現場」で求められるものを作り続けてきた。ある日手元にあった特殊メー
クの材料を使ってふと顔を一つ創ってみたのがきっかけでその手は止まらなくな
った。 彼女の場合一つの固定したキャラクターを創るのが目的ではなく人間の
無限にある表情の一つ一つを作品の一つと捉える。
サイレント映画の時代から様々な素材が開発されてきた特殊メークの世界。多く
の素材の選択肢がある中で彼女が選んだのはオーブンクレイだった。形成して家
庭用のオーブンで焼くと固まる粘土である。微妙な表情を表現しやすいのが理由
だ。まずそれで顔だけ製作してアクリルで色付けしていたがそのうちポリエステ
ル樹脂を使って体も作り始める。素材こそは一般的に親しみのある粘土だが、彼
女の生み出す「表情」の一つ一つはユーモラスであり、そして同時に「言葉では
表現しにくい」微妙な感情を表していて、観る者の心の深い部分をついてくる。
日本語の新造語に「痛きもい(痛い+気持ちいい)」や「エロ可愛い(エロイ+
カワイイ)」などがあるが、彼女の作品を表現するとすれば「怖可愛い(怖い+
カワイイ)」となるのだろうか。手にとってほおずりしたくなるようなカワイイ
人形とは違う。人前で気取っている時の表情ではなくふと気持ちがたるんだ時、
怒りや不快感もしくは歓喜が限度を越えて表に現れてしまった瞬間に仮面を破っ
て垣間みられる、そんな表情なのだ。
コンセプトを作ってから作品を作り始める作家ではない。頭に浮かんだイメージ
を形にしていくほうが先になる。彼女にとっては「新しい表情を生み続ける」行
為自体がコンセプトなのだ。
最初の100体は日本で作り2004年に大阪で初個展開催。同年には新しい環
境、表情を求めて渡越し、ベトナムの彫刻家の下で10ヶ月像作りを学びながら
新しい人間の表情を学ぶ。ベトナム人は表情豊かな国民だ。表情の勉強にはうっ
てつけのところだろう。今回の個展では最初の100体とベトナム人の表情を元
に新たに生み出した100体の合わせて200体の大集合となる。
今回のベトナムでの初個展は「2006年10月3日の集まり」と題されている。
これはまさしく個展のオープニングパーティーの日付である。オープニングのそ
の当夜、SHINOBUの作品達とギャラリィ̶のゲストが一同に集合する。
まず個展会場に入ると右手に3点の写真作品が壁にかかっている。その手前には
起伏のあるステージが設置されそこに200体あまりの作品が並ぶ。会場左手に
は186枚のA4サイズの作品の顔のクロースアップ写真が壁を埋め尽くす。こ
のクロースアップは実際の人間の顔の大きさとほぼ同じである。作品と観客の顔、

そこで交わされる会話、生まれるエネルギーのすべてをSHINOBUは一つの作品
と捉えている。彼女の痛気持ちいい作品に浸っている間にふと気を抜いてい
る我々の表情を観察しそれがまた彼女の次の作品の種になるのかもしれない。
SHINOBUの個展会場は私に子供の頃に行った遊園地の鏡の家を思い起こさ
せる。鏡の家に一歩足を踏み入れると何十、何百という自分の顔が鏡に映し
出される。可笑しくもあり、同時に見てはいけない自分を見るような一種の恐怖
をともなう体験である。SHINOBUの個展にある作品は鏡に映る自分の顔とは違
い一点一点違う表情である。しかし観る者はその一つ一つの表情に共鳴できる自
分に気づくだろう。言い換えれば、その一つ一つの表情は自分の中に潜むもう一
人の自分の表情であるのかもしれない。
宇田資子(Motoko Uda)
キューレーター
2006年10月

1928v

Nói nhỏ!




Ai bỏ đi nhớ quay lại nghe, himiko giờ tươm tất rồi ( chắc người bỏ đi không tin là trong mấy tiếng mà không gian có thể trở lại lãng mạn ngay được ). Nhanh mà, không gian nhỏ xíu. 1 tiếng dọn xong ngay.


Xin mời bà con đến dự khai mạc triển lãm lần này cho đông vui xôm tụ đúng như tên cuộc triển lãm nghe ( Hội ngộ ngày 3/10 ). Tác giả biết nói tiếng Việt chút ít. She có ít bạn bè ở Việt Nam nên đang lo là ngày khai mạc không đông đúc xôm tụ bằng mấy lần trước. Khai mạc từ 6h đến 9h. Sau đó quán hoạt động bình thường.


Vai tam anh tac gia dang lam viec tai himiko visual cafe ( 17h30, 1/10 )


Entry for October 02, 2006 magnify


Entry for October 02, 2006 magnify



Entry for October 02, 2006 magnify



Entry for October 02, 2006 magnify



Entry for October 02, 2006 magnify

photo: himiko.nguyen


Không gian mới.




Whew, xong rồi!


Công việc chuẩn bị triển làm lần này không suôn sẻ lắm. Định làm sau 11h đêm nhưng sực nhớ ra là ban đêm không được làm ồn ( mà tiếng cưa máy cắt gỗ và sắt thì luôn ầm ĩ ). Làm ban ngày thì làm phiền khách. Ặc! Mấy lần rón rén làm đến 12h đêm ( nín thở khi khoan từng con vít ). Đến buổi cuối cùng không dám liều, làm luôn ban ngày, mà không biết sao không xem ngày, lại làm ngay hôm nay, ngày thứ 7, ngày của khách quen.


Em đầu tiên là chuyên gia ngồi đồng quen thuộc. Bước vô ngổn ngang sơn nước và mạt cưa... Ặc, có hẹn quan trọng, đành quay ra thôi.


Người thứ 2 cũng là một nguời quen, bước vô lúc tiếng cưa sắt đang rú lên. " Thôi, tối ghé ".


Hai người khách lạ nữa. Cũng chào thua không gian làm việc không lãng mạn lắm ( dù đã hạn chế tiếng ồn ).


Chỉ có mỗi 6 người khách chịu ngồi bên ngoài hành lang uống nước.


Chạy, chạy, sốt ruột, sơn nước, đóng bục. làm, phụ, như 1 thợ phụ xuất sắc.


6h chiều. Ok, kết thúc tập 1 để đón khách.


Dọn dẹp lau chùi. Sắp xếp di chuyển. Không tg để mà buồn. 7h, ok, một không gian mới hoàn toàn. sáng trưng. Bức tuờng đầu tiên khoác màu trắng. Chỉ bật 1 dây đèn là sáng lung linh. Sự thay đổ trong 1 ngày. Hình dáng cái bục cũng hay hay, chắc sẽ để đến Tết ( vì không có cái triển làm nào xếp hàng phía sau nữa, heheh ).


Nhưng rốt cuộc người bảo quay lại không thấy quay lại. Chỉ có 6 người khách. Ẹc. Làm lo lắng dọn dẹp sốt sắng, ưu tiên cho khách. 9h bắt đầu làm tiếp. Dán hình, trét bột hoàn chỉnh bục, sơn bục.


Trong một ngày mà himiko có biết bao bộ mặt.


 


Không gian himiko luôn thay đổi. Không biết điều đó tốt hay xấu. Ai đó 2 tháng sau quay lại, đều trố mắt ngạc nhiên. Nói bâng quơ, không biết là tốt không. Một người nói, "cứ nghĩ là tốt đi!"


Thay đổi nhiều quá có tốt không?




Làm đêm...

 magnify


Định tranh thủ làm đêm để không ảnh hưởng khách, nhưng rốt cuộc, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, làm đêm không dùng máy cắt máy cưa được. Hic, tranh thủ giờ giới nghiêm cuối cùng, 23h





Buổi trưa bề bộn vầy nè...



 


 


Tự dưng muốn chui vô cái hộp này nằm.

 


 


 magnify


Lúc gần hoàn chỉnh cái bục. Tự dưng có ý nghĩ buồn cười, muốn chui vô cái bục này nằm quá!


heheh, chung vô và đóng nắp lại.


Khai mạc triển lãm không thấy quản lý đâu. Tuần sau nghe bốc mùi. Hahah.



 

Tối nay...

 


 


 magnify

Sơn xong bục lúc 1h30'. Ngày mai trên cái bục này sẽ gắn 200 guơng mặt tí hon.


 


 


1902v.

Tuesday, 26 September 2006

Installation of shinobu




 
News... magnify

A few words about this exhibition:


Japanese artist SHINOBU studied special effects make-up and worked in the cinematography industry for four years. When she started making “faces” for fun using all the special-effects materials, it gradually became her obsession and became her lifework.


 


Fujiwara used oven-bakable clay to make faces and then later started using polyester resin to also make the body and color it with acrylic paint. When completing the 100th face in 2004, she held the first solo exhibition in Osaka, JAPAN. Each of her faces catches a moment of subtle and sensitive facial expression and speaks to a deep part of viewer’s mind. After the first series, searching for new inspiration, she moved to Vietnam and studied with a Vietnamese sculptor for 10 months. After returning to Japan, she started working on her 2nd series of faces with an energy she developed during her stay in Vietnam. When she was about to complete the 100th face (2nd series), she began to have a desire to show her new works in Vietnam.


 


In this world, the other world, the universe, outside of the universe, fantasy and dream…I believe in each world, there are many spirits which exist. And they are sharing the same time, feeling something moment by moment…. I was thinking of those spirits while making faces… and a desire was born that I want to get all the spirits together beyond borders.” says Fujiwara.


 


First solo exhibition in Ho Chi Minh City is entitled “Gathering on October 3, 2006.” The title was made according to the date of the exhibition opening date. On the opening night, 100 faces/spirits Fujiwara produced and all the gallery guests get together. Energy shall be exchanged between all the attended “spirits” and that will give Fujiwara new inspiration to produce the next series.  


 


August 30, 2006


Introduction by Motoko Uda


Đôi điều về triển lãm:

Nghệ sĩ người Nhật Bản Shinobu học ngành tạo hiệu ứng đặc biệt và làm việc trong lĩnh vực phim ảnh được 4 năm. Khi cô bắt đầu tạo nên những khuôn mặt chỉ để giải trí từ các vật liệu đặc biệt, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh và đã trở thành sự nghiệp!


 


Fujiwara sử dụng lò nung đất sét để tạo nên những khuôn mặt và rồi bắt đầu dùng nhựa thông vải để nắn hình hài và sơn màu chúng. Khi hoàn thành khuôn mặt lần thứ 100 vào năm 2004, cô bắt đầu tổ chức một triển lãm cá nhân đầu tiên ở Osaka, Nhật Bản. Mỗi một khuôn mặt đều phảng phất một nét riêng và đã tạo được dấu ấn nơi người xem.


 


Sau 100 khuôn mặt đầu tiên, để tìm kiếm những cảm xúc mới, cô tìm đến Việt Nam và học điêu khắc trong 10 táhng. Trở về Nhật Bản, cô bắt tay vào sáng tác chuỗi các khuôn mặt lần thứ hai với một sức sống và niềm đam mê mãnh liệt từ những ngày ở Việt Nam. Và khi hoàn thành khuôn mặt thứ 100 lần này, cô bắt đầu có một tham vọng tổ chức trưng bày các tác phẩm này ở Việt Nam.


 


Cô cho biết: “Ở thế giới này hay thế giới khác, ở cả vũ trụ này hay bên ngoài vũ trụ, niềm vui và giấc mơ… tôi tin rằng ở mỗi thế giới đều có nhiều linh hốn đang tồn tại. Chúng cùng hiện hữu, cùng có cảm nhận riêng trong từng khoảnh khắc.Tôi đều nghĩ về những linh hồn này khi tạo nên những khuôn mặt… và một khát vọng được hình thành – đó là thể hiện được tất cả linh hồn này vượt xa hơn giới hạn đang hiện hữu”.


 


Triển lãm cá nhân đầu tiên của cô có tên gọi “Tụ hội vào ngày 3 tháng 10, 2006”. Tên cuộc triển lãm được chọn cũng chính là ngày khai mạc. Tại lễ khai mạc, 100 khuôn mặt (100 linh hồn) mà Fujiwara đã tạo ra cùng tất cả khách mời sẽ tụ hội về đây – nơi gặp gỡ của những tâm hồn, điều này hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng để cô tiếp tục cho ra đời những khuôn mặt kế tiếp…


 


Ngày 30/8/2006


Motoko Uda


 


UP AND COMING...


 


1777v.

Friday, 22 September 2006

Invitation...




 You are cordially invited to attend the opening receptin of  "Gathering on Octover, 3, 2006" by  Shinobu ( Japan ).
        Opening party : October, 3, 2006 ( tue ) , 18:00 - 21:00

 

        At : Hi-mi-ko saloon - 88 Huynh Tinh Cua st, Ward 8, District 3, HCMC. ( 60/2 Ly Chinh Thang st, Ward 8, District 3, HCMC )

        

        Exhibition continues through October, 24, 2006. 

 


  RSVP: Ms.Hoang, Tel:095-888-1908

 (Please forward this message to whoever you think would be interested. Thanks! )

 

       Tran trong kinh moi anh ( chi ) den du buoi khai mac trien lam " Hoi tu vao ngay 3.10 " cua nu  dieu khac Shinobu

       Vao luc  6:00 den 9:00 toi, ngay 3/10/2006.

       Tai hi-mi-ko Saloon, 88 Huynh Tinh Cua, P.8, Q.3, TP. HCM ( so moi : 60/2 Ly Chinh Thang, P.8, Q.3, TP. HCM )

 

       Trien lam mo cua den het ngay 24/10/2006

  ( Xin vui long gui email nay cho nhung nguoi ban nao quan tam den art ! )

 

 









--

Contact: Himiko visual saloon  

himiko.nguyen@gmail.com ( 095 888 1908 - ms. Hoang  _  0909 311 686 - Mr. Son )

Open : Monday - Sunday, 10am - 10.30pm

Location: 88 Huynh Tinh Cua St. , Ward.8, Dist. 3, Hochiminh City , Vietnam

( 60/2 Ly Chinh Thang St, Ward 8, Dist 3, HCMC )

website: www.himikokoro.com

blog : 360.yahoo.com/himikokoro
















 

 

 





 

 

 

1596v.

Trong chăn có rận

Nguyễn Thúy Hằng


-----------------------


 


Đọc Phê bình Mỹ Thuật của Nguyên Hưng, tôi (tư cách: sống trong nghệ thuật; ăn uống hít thở trong nghệ thuật; tuy nhiên, lại không được bài tiết trong nghệ thuật) xin có vài nỗi niềm như sau:


 


Trước tiên, tại sao Mỹ Thuật Việt Nam đang xuống dốc đến vậy?


 


Chúng ta đừng nói về những hoạt động mỹ thuật bên ngoài chi cho sâu xa, cái tôi muốn nói đến là mỹ thuật từ trong trứng nước, nghĩa là ngôi nhà chung cho bao hoạ sĩ từng ngồi mài đũng quần trước khi bước từng bước chân ngơ ngáo cầm tấm bằng nhảy nhổ xin đi làm... designer (Trường Đại Học Mỹ Thuật số 5 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Thành Phố HCM hiện nay duy nhất một khoa có đầy đủ chức năng huấn luyện sinh viên trở thành một designer chính hiệu, đó là khoa Mỹ Thuật Ứng Dụng, mà trong đó một thầy vừa kiêm trưởng khoa vừa chủ nhiệm dạy liên tiếp cho 3 cấp độ khác nhau: năm 3, năm 4, năm 5. Tôi không tin lắm vào khả năng một ngôi trường nghệ thuật lớn nhất và có tiếng trong phía Nam mà một khoa chỉ có một người dạy cho cả 3 năm chuyên sâu. Từ khoa Ứng Dụng này, người ta hay lầm lẫn rằng tất cả sinh viên bước ra từ ngôi trường này đều là hoạ sĩ thiết kế, hoặc nhà thiết kế thời trang: tiện đây cũng xin nói luôn, khoa Ứng Dụng Mỹ thuật trong trường này cũng không hề dạy về môn thiết kế thời trang một buổi nào hết, riêng khoa sơn dầu thì một thầy đảm nhiệm vừa năm 4 lẫn năm 5). Điều đó cũng đủ cho ta thấy một sự mong manh về đội ngũ giảng dạy và chất lượng kèm theo nó. Ở những năm trước đây, việc vẽ theo ý nhà trường đã khó, mà phải vẽ theo đề tài đúng sở thích của mấy thầy lại càng khó hơn. Riêng khoa sơn mài, không ít sinh viên phải lao đao trong những tháng cuối làm bài tốt nghiệp, họ không lo sợ trước tác phẩm sắp trình bày mà lo sợ... ông thầy. Được biết, người thầy này luôn khắt khe với sinh viên từ cách thể hiện, màu sắc, hình hài, bố cục mà còn kiểm soát về đề tài vẽ nữa. Có một sinh viên năm cuối thực tập ở một trường múa vừa tốt nghiệp năm 2001, vẽ và nghiên cứu ròng rã mấy tháng trời, kết quả nhận được là: vẽ sơn mài thì không ai vẽ múa bao giờ cả, vì rất khó thể hiện?! Cuối cùng anh sinh viên ngay phút chót phải thay thế phác thảo tốt nghiệp vẽ múa thành... những người công nhân đóng tàu (phù hợp với công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hơn)! Chuyện cứ như đùa nhưng thực tế xảy ra rất nhiều trong trường nghệ thuật này. Và điều tôi muốn nói ở đây chính là sự hình thành thúc đẩy phát triển cho nền nghệ thuật từ trong trứng nước, cách giáo dục cổ hủ như thế chỉ làm cho sinh viên nhụt ý chí theo đuổi bằng được đề tài mình thích, làm giảm đi khả năng sáng tạo và chùn chân trước những gì gọi là nền văn hoá truyền thống. Tôi không nghĩ chất liệu sơn mài làm giảm đi sức sáng tạo của một sinh viên. Tại sao chúng ta không thách thức, hoặc khuyến khích sinh viên nên tìm tòi sáng tạo cái mới (đề tài, thể hiện) trong chất liệu truyền thống (lụa, đồ hoạ, sơn mài) mà ngay từ đầu đã phang một đòn “khó thể hiện lắm”? Chính lối suy nghĩ bảo thủ như thế đã khiến cho nhiều thế hệ lẽ ra đến giờ này không việc gì phải cầm tấm bằng đi xin làm designer hoặc tự xếp cọ theo đuổi ngành nghề khác, hoặc bước ra nghề với sự non nớt, rụt rè, thiếu tự tin.


 


Thế nhưng, đi sâu hơn nữa vào đội ngũ giáo viên trong nhà trường mới lại càng ngạc nhiên! Tôi từng là sinh viên trường này, đã nghe đồn đại về thầy trưởng khoa có tay nghề rất yếu (nhưng giỏi lí luận, tất nhiên), thì đến một ngày nọ tôi được học một bài về kẻ chữ. Thầy trưởng khoa sau khi thao thao bất tuyệt về môn học này thì được sinh viên yêu cầu kẻ mẫu lên bảng, và thật hài hước vì thầy không biết kẻ chữ S, khiến cả lớp chúng tôi được dịp xem tận mắt sự yếu kém trong tay nghề của thầy. Người thầy này về sau đảm nhiệm luôn hướng dẫn bài tốt nghiệp cho sinh viên. Và để thể hiện rằng tay nghề và sự hiểu biết của mình có thể đảm bảo chất lượng giảng dạy cho từng người, người thầy này đã nhúng tay vào hàng loạt tranh, riêng bài tốt nghiệp của tôi thầy xoá nhoà đi tất cả, sang ngày hôm sau chấm bài trước Hội đồng trường, nhiều vị đã thắc mắc không biết tôi vẽ cái gì, và chỉ đúng ngay chỗ thầy trưởng khoa nhúng tay vào, nói: yếu quá! Lúc ấy thầy trưởng khoa thay vì làm đúng chức năng là bảo vệ bài cho sinh viên của mình và nói đôi lời nhận xét thì lại im tịt. Tôi không hiểu chúng tôi được rèn luyện trong môi trường như thế nào, mà ngay cả thầy cô cũng không ý thức được về trình độ của mình, kém tự tin và hoàn toàn không có chút gì gọi là kiến thức. Tôi xin nhắc lại, trường Đại Học Mỹ Thuật là ngôi trường phía Nam duy nhất và lớn nhất đào tạo cử nhân mỹ thuật, tất nhiên những người trực tiếp tham gia giảng dạy phải là những nghệ sĩ lâu năm trong nghề. Nhưng nói về triển lãm, tôi nghĩ khó lòng tìm ra ở Sài Gòn hoặc cả Việt Nam một triển lãm của mấy thầy, triển lãm chung đã hiếm chứ đừng nói đến triển lãm cá nhân! Trong mấy năm tôi ngồi ghế nhà trường hầu như không có tác phẩm nào của quí thầy cô làm hài lòng sinh viên, hay nói đúng hơn làm cho sinh viên có cách nhìn khác về người thầy của mình.


 


Còn nói về sự bắt kịp trào lưu hiện đại, những hình thức mới xuất hiện được du nhập vào Việt Nam, những sắp đặt, những biểu diễn, video art... những hội thảo, những cuộc giao lưu tiếp xúc để lại trong mắt những vị khách được mời đến Việt Nam tham dự là một sự ngỡ ngàng vì hầu như không khí và chương trình đào tạo trong ngôi trường này không mảy may nhúc nhích, không làm lay chuyển toà nhà kiên cố này. Chỉ có những sinh viên tự đi tìm tòi và có tính chất đột biến thì may ra! Sau vài năm quay lại trường, tôi dường như thấy lại nền hội hoạ của nhiều thập kỉ trước, vẽ tĩnh vật theo lối cổ điển, hơi lai ấn tượng (sao chép ấn tượng thì đúng hơn) nhưng tuyệt nhiên đừng hòng vẽ theo lối siêu thực hoặc đừng mơ tưởng được sắp đặt tác phẩm của mình trong khuôn viên nhà trường. Các vị thầy vẫn khả kính và lẽo đẽo theo sau thực trạng Mỹ Thuật Việt Nam như lúc trước, vẫn chỉ duy có một thầy làm đảo lộn kiến thức của các thầy còn lại trong Hội đồng nhà trường, bảo vệ và lật ngược cho sinh viên từ tác phẩm không được chấp nhận thành điểm số leo tuốt trời mây. Các cô giáo còn đáng buồn hơn nữa, cứ như người phụ nữ rúc đầu vào xó bếp và sinh ra bầy con (sinh viên) cũng có sở thích chui xuống bếp. Tất cả đều cũ (cũ chứ không phải cổ).


 


Có thể nói, nền Mỹ Thuật Việt Nam hiện nay luôn khó nuốt tất cả loại hình nghệ thuật khác. Nó co cụm lại, không muốn bất cứ một xao động nào lọt vào bầu không khí im lặng chết người này. Nó cũng chẳng muốn phơi bày cái cũ mà bấy lâu nay nó giữ kĩ. Nói tóm lại nội bất xuất, ngoại bất nhập, kéo theo sự đình trệ trong nhiều thế hệ, lối dạy lỗi thời, không phù hợp với sự đi lên, bên ngoài ngôi trường mỹ thuật Việt Nam vốn đang lao đao, bên trong lại còn già nua hơn nữa. Tôi cũng không trách chi những nhà phê bình thời nay hầu như gác kiếm, chỉ lăm lăm vài ba triển lãm để xuất hiện đôi chút, rồi rút vào trong cánh gà ngay. Và tính chất của các nhà phê bình hiện nay là làm vừa lòng đôi bên, chẳng có chút nào gọi là đột phá, lôi kéo những tên nằm nhà đọc báo phải đến xem người ta triển lãm cái gì, vẽ cái gì mà để chửi nhiều thế, khen cái gì mà để thuyết phục thế? Tôi nghĩ, nhiệt huyết và sự chân thật của các nhà phê bình đã mất rồi thì quần chúng không buồn đi xem tranh hoặc đọc bài phê bình cũng phải.


 


Nói tóm lại nền Mỹ Thuật Việt Nam như phim Hàn Quốc dài nhiều tập và cũng có nhiều tình tiết lẽ ra không nên có, chỉ vừa đủ cho người ta thoắt cái rỏ vài dòng thương xót, thoắt cái quay sang cười hề hề. Lẽ ra nên kết thúc sớm hoặc có tình tiết giật gân để lôi cuốn người xem, nhưng không, càng dài càng biết người nào có sức ngồi dai, bám lâu. Vừa ngồi vừa cười cười mếu mếu. Chứ thật ra, kết thúc ra sao người ta biết tỏng hết cả rồi. Nhưng, chúng ta cứ thích chơi trò vờ vịt mãi.


 


17.8.2003


 


 


Lời chú:


 


Tôi viết bài này năm ngoái, trong một lần đọc các bài phê bình cũng như ý kiến về Mỹ Thuật Việt Nam của Nguyên Hưng. Đó là thời gian chính tôi cũng rơi vào trạng thái như bao sinh viên Mỹ Thuật khác, là vắt tay lên trán xem mình nên đi xin việc ở công ty design nào đó hay là vứt phắt cái của nợ họa sĩ này mà lao vào buôn bán mánh mung. Nhưng may thay, hiện giờ tôi không buôn bán mánh mung, cũng không làm designer, tôi chỉ ngồi tưởng tượng. Nay đọc lại, vẫn thấy “nguyên con” thời sự về nền Mỹ Thuật Việt Nam nằm ngay đó, dù một năm đã trôi qua, mà tình hình nền Mỹ Thuật Việt Nam vẫn như thế, vẫn đứng im không chịu nhúc nhích (hay là nó tuột luốt dưới chân dốc rồi, còn đất đâu mà lăn xuống nữa). Để tiện cho quí vị kịp thời theo dòng thời sự, một năm nay trường ĐH Mỹ Thuật TPHCM đang nâng cấp, xây một toà nhà cao tám tầng, nghe đâu sau khi xây xong sẽ xây tiếp một tòa khác, mười hai tầng. Và bộ môn sẽ được phát triển mạnh sau khi toà nhà hoàn tất (cũng là lý do vì sao trường được nâng cấp) là khoa Ứng Dụng Mỹ Thuật. Về những bộ môn thuần túy như lụa, điêu khắc, sơn mài, đồ họa, sơn dầu… thì tôi chưa được biết thêm chi tiết (nếu ai biết rõ xin vui lòng bổ sung để sáng tỏ vấn đề, cám ơn).


 


Ngoài ra, nhân đây tôi cũng xin nhắc đến việc trường ĐH Mỹ Thuật mở thêm một khoa mang tên khoa Sư Phạm Mỹ Thuật năm 1998, cũng hệ cử nhân 4 năm (nhằm tăng thêm số lượng giáo viên dạy vẽ ở các trường từ hệ mẫu giáo cho đến cao đẳng). Vì khoa này mới thành lập nên có rất nhiều thiếu sót trong việc giảng dạy, sắp xếp giáo viên. Đa số giáo viên giỏi không thèm dạy khoa này vì chê... học sinh dở, không phải hội họa chính thống, nên thành ra thiếu giáo viên, có tuyển vài ba họa sĩ ở ngoài trường về dạy, cộng thêm một vài thầy ở khoa khác sang dạy. Sinh viên ở khoa này cũng bị các khoa khác phân biệt. Ngay cả khoa lụa, gồm những sinh viên được coi là vẽ yếu (xét theo điểm phân khoa, sau 2 năm cơ bản nếu ai có điểm tổng kết thấp thì vào khoa lấy điểm thấp nhất, là khoa lụa) cũng chê khoa sư phạm còn bèo hơn mình (khoa lấy điểm cao nhất hiện nay là khoa Ứng Dụng mỹ thuật, ngành thời thượng). Khoa Sư phạm mỹ thuật sau ba năm đầu lục đục về giáo trình giảng dạy và nhân sự thì sang năm thứ 4, tức năm cuối, sinh viên có vẻ vui mừng vì dù sao cũng thoát khỏi cái ách này (hơn phân nửa lớp muốn ra trường mau, chỉ còn vài ba mạng cảm thấy lo sợ vì thực sự kiến thức không đủ để đứng lớp chứ đừng nói chi việc sáng tác). Nhưng, thật oái ăm, sau khi chấm bài tốt nghiệp, sinh viên của khoa này chỉ vinh dự được mặc áo cử nhân để chụp hình làm bằng tốt nghiệp, còn sau đó, mọi thông tin chừng nào được làm lễ tốt nghiệp toàn trường thì ngay cả thầy hiệu trưởng cũng im lặng, mọi chi tiết không được thông báo. Đến ngày làm lễ tốt nghiệp, phát bằng cho tất cả sinh viên ra trường thì khoa Sư phạm mỹ thuật ngậm ngùi đứng ngoài cổng… ngó! Họ không được thông báo chính thức chừng nào được làm lễ, và tại sao họ không được làm lễ chung với tất cả các sinh viên cùng ra trường trong một năm? (Họ đi khiếu nại thì được thầy hiệu trưởng bảo rằng, vì các em là khoa Sư phạm nên phải đi dạy từ hai năm trở lên mới được nhận bằng, lễ tốt nghệp toàn trường chỉ dành cho những khoa được cấp bằng tại chỗ). Họ chẳng nhận được một buổi lễ tượng trưng hoặc một thông báo nào chính thức, tất cả chỉ dừng lại ở chỗ: học hết 4 năm rồi thì phải tự động biến chứ? Sự việc xảy ra năm 2002, đến nay là 2 năm, họ chẳng được đề cập tới cho đến khi họ bước ra cổng trường, rồi tự kiếm việc làm, rồi cho đến nay chẳng biết họ đã trôi về đâu nữa.


Và để kết thúc bài viết này, tôi mong các nhà phê bình xách bút, mang lỗ tai, mang con mắt tới dự buổi chấm thi bài tốt nghiệp của Hội đồng trường ĐH Mỹ Thuật TPHCM được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 5 hoặc 6. Tôi cũng xin nói trước, buổi chấm thi này rất vui nhộn vì các thầy cô được dịp choảng nhau, ai theo phe ai thì biết liền, còn sinh viên thì đứng như trời trồng lắng nghe số điểm cuối cùng với một câu hỏi trong đầu: “Thực ra tranh của mình có mang tính nghệ thuật không”, mà chỉ biết rằng các thầy thích hay không thích, hài lòng hay không hài lòng với nhau, và số điểm cao/ thấp như vậy là do họ thắng/thua với nhau (!?)


 


Bài viết này gửi tới nhà phê bình Nguyên Hưng và tất cả các nhà phê bình mỹ thuật: Khoan hãy xem các gallery làm ăn thế nào, các trường phái hội họa ở Việt Nam hiện nay ra sao, chúng ta có tính đương đại hay không, v.v. và v.v., mà hãy dành chút thời gian ghé vào số 5 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, hẳn quí vị sẽ có câu trả lời xác đáng nhất cho những câu hỏi to “tổ bố” của mình. Trong chăn mới biết chăn có rận.


 


Tôi viết bài Trong chăn có rận với dụng ý không muốn chỉ trích và đổ lỗi hoàn toàn cho các nhà phê bình mỹ thuật về sự suy yếu của hệ thống giáo dục mỹ thuật tại Việt Nam. Tôi chỉ muốn kêu gọi các nhà phê bình hướng tới điểm xuất phát nhưng lại rất quan trọng là mỹ thuật từ trong trứng nước, nhằm vào khuôn khổ hệ thống giáo dục mỹ thuật của trường ÐH Mỹ Thuật Việt Nam. Như Nguyên Hưng viết “nó là tình trạng chung cho nền giáo dục Việt Nam ở mọi lãnh vực”. Nhưng hiện tại, những sự thực nằm trên cái “chiếu” trường ÐH Mỹ Thuật này vẫn chưa được ai hân hạnh phô bày, vén một cái “chăn” để người quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật biết thật sự có vô số “rận” bên trong.


 


Ðiểm sơ qua các bài phê bình mỹ thuật trong nước, tôi vẫn chưa thấy ai đề cập đến lĩnh vực này, nó hầu như còn bỏ ngỏ, hay “sự yên tĩnh” về hoạt động trong ngôi trường này đã đạt đến sự tuyệt đối, khiến người ta hầu như lãng quên (hoặc quá “yên tâm” về nó?).


 


Trong mấy năm học, tôi chưa bao giờ thấy nhà trường mời các nhà phê bình đến nói chuyện chuyên đề về phê bình tranh cho sinh viên chứ đừng nói đến mời các hoạ sĩ nước ngoài hoặc trong khu vực đến nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm về kĩ năng sáng tác hoặc thuyết trình thêm về sự đa dạng các trường phái mới trong hội hoạ.


 


Ngoài ra, lỗ hổng lớn nhất và đem lại nhiều thiệt thòi nhất cho sinh viên là sự bảo vệ tác phẩm của họ ở mỗi kì thi cuối năm hoặc kì thi tốt nghiệp. Họ không được chuẩn bị, rèn luyện ý thức về sự chuyên nghiệp của một hoạ sĩ khi đứng trước tác phẩm của mình, tự trình bày, nói lên ý tưởng, cảm xúc vốn có hoặc bảo vệ tác phẩm. (Vì hiện nay, nhiệm vụ của sinh viên trong ngày chấm thi là chỉ cầm micro nói tên họ, tên tác phẩm, nơi sinh viên lấy tư liệu thực tế. Nếu họ nói đôi chút suy nghĩ tại sao mình vẽ đề tài này và cái mình thích trong bức tranh của mình thì lập tức bị các thầy thu hồi micro, không cho giải thích). Nếu thầy chủ nhiệm không lên tiếng bảo vệ bài cho sinh viên thì coi như những gì họ muốn nói lên qua tranh vẽ, sự nghiên cứu và tìm tòi coi như bị phủ nhận. Hầu như việc khen hay chê, việc đánh giá và cảm thụ tác phẩm đều diễn ra từ phía thầy cô, còn người sáng tạo buộc “nép” sau lưng tác phẩm.


 


Ngoài Hội đồng chấm thi gồm những thầy cô dạy trong trường, sinh viên không có một tiếng nói thứ ba (nằm ngoài Hội đồng, nằm ngoài họ) chẳng hạn: nhà phê bình, những người liên quan đến ngành nghề (mặc dù hiên nay chưa có nhà phê bình nào “nhảy” vào “trận chiến” này cả hay đơn giản là họ không được mời tham dự hoặc không muốn tham dự, nhưng dù sao tôi vẫn hy vọng rằng có còn hơn không), để thấy được tính chất nghệ thuật của tác phẩm nhìn từ nhiều phía chứ không đơn thuần là “cây nhà lá vườn”, (tiên tiến hơn là hệ thống giáo dục sinh sản vô tính”: nghĩa là thầy bắt học trò làm đúng ý mình, khống chế từ cách thể hiện cho đến đề tài, còn không thì chắc chắn bị điểm kém hoặc phê bình trước toàn Hội đồng chấm thi là sinh viên không theo sát ý giáo viên?!).


Sở dĩ tôi nêu lên những khúc mắc của kì thi tốt nghiệp tại ngôi trường này vì sau những lần chấm thi, hầu như sinh viên từ năm đầu lẫn năm cuối đều rơi vào tình trạng hoang mang, do dự trước cách đánh giá giá trị nghệ thuật của thầy cô. Và tệ hại hơn là phần đông sinh viên còn lại trong trường đều biết rõ cái gì là họ không được làm, những đề tài gì bị cấm kị, và lối vẽ nào là không nên vẽ chứ không phải được đẩy mạnh sáng tạo. Ðiều cuối cùng còn lại là: chẳng thà họ sao chép đề tài, cách thể hiện những bài được điểm cao còn hơn là vẽ theo cái họ thích. Vì thế, việc có mặt của người bên ngoài trường, một tiếng nói có giá trị thẩm định mỹ thuật là cơ hộì duy nhất để sinh viên thoát khỏi cảnh luôn bị nghe ý kiến thầy cô một cách áp đặt. Nói tóm lại sinh viên luôn bị bưng bít về cách nhìn, một mặt không tin tưởng vào trình độ thẩm định giá trị nghệ thuật của thầy cô, một mặt họ cần nhận nhiều cách nhìn rộng rãi, đa diện và mang tính chuyên nghiệp hơn.


 


Tôi nghĩ sinh viên không ngại nhìn vào mặt yếu của mình, họ chỉ sợ phải đi theo một con đường mà ngay khởi đầu cũng như kết thúc, chẳng có gì sáng sủa hơn.


 


Ðể kết thúc bài viết, vấn đề ở đây tôi đặt ra là: các hoạ sĩ đã thành danh hoặc có tác phẩm bên ngoài thì đã có công chúng và các nhà phê bình đánh giá, nhưng chúng tôi, những sinh viên còn ngồi trong ghế nhà trường, chúng tôi sẽ được ai (hoặc số đông tầng lớp nào) cung cấp một nhận định khách quan ngay khi sự tin tưởng về nền giáo dục mỹ thuật tại nơi chúng tôi học đã bị đánh mất?


 


Ngày 2 tháng 8 năm 2004


 

Wednesday, 13 September 2006

Vai net ve nhung chiec xe đang trung bay tai Himiko visual café




Dragon himiko

Dragon himiko magnify

Xe độ. Xác xe ACMA gin, máy mới, do lúc đó không biết chơi đồ gin, chỉ biết là dáng đẹp và sao cho dễ chạy ( chủ xe mua 2 chiếc ráp lại thành 1 chiếc ). Xe vẽ hình con rồng ( mang hình từ một ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản về ). Con rồng độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Mông xe to, nảy nở như người đàn bà đang ở giai đoạn nồng nàn nhất...

 


Xe Lambretta Li 150 series 3

Xe Lambretta Li 150 series 3 magnify



  Xe một thời của các cậu ấm hay những anh chàng không quân yêu chuộng vào thập niên 60. Dáng xe mạnh mẻ sang trọng. Chiếc xe này chủ xe  vẫn giữ được màu thời gian từ năm sản xuất 1963 đến nay. Với dân sưu tầm thì đây là chiếc xe có giá trị...


 


Xe mobylette AV 1953

Xe mobylette AV 1953 magnify

Xe do Pháp sản xuất loại xe trước đây dành cho các công chức Việt nam vào thập niên 50 và 60 đi làm việc . Dáng vẻ tinh tế nhưng chắc chắn sau năm 1975 dân đi xe thồ gỗ Đồng nai rất thích dùng loại xe này để thồ chính điều đó làm cho dòng xe này gần như biến mất . Ngày nay với những người lớn tuổi khi nhắc lại dòng xe này là nổi hoài niệm xưa với tên gọi " xe mò lết " bởi đi ban đêm vừa mò ( do đèn xe yếu ) và lết từ từ . Xe có giá trị sưu tầm và dân Việt nam gọi là mobylette đũa ...








 
 
Xe velo solex 3800

Xe velosolex 3800 magnify



 xe 49cc do Pháp sản xuất vào thập niên 50 xe được du nhập qua Việt nam theo người Pháp và thời ấy rất được các tiểu thư An nam ưa chuộng . Ngày xưa các nữ sinh Đồng khánh Huế xem xe velo solex như một biểu tượng để khẳng định sự  " đua đòi thời thượng " thời bấy giờ . Xe này có kiểu dáng đẹp phù hợp với nữ bởi sự thanh mảnh và sang trọng theo phong cách Pháp ...


 


 


Xe Lambretta LD 56 _ 150 cc

Xe Lambretta LD 56 _ 150 cc magnify

 Xe do hãng Innocenti ( một đối thủ của hãng xe Piaggio sản xuất xe vespa ) xe được sản xuất từ năm 1952 đến năm 1956. Đây là dòng xe dành cho giới thượng lưu Italy sử dụng vào thập niên 50. Dáng xe cổ điển và mạnh mẻ và sang trọng. Nếu chiếc vespa ACMA với đường nét  nữ tính thì ngược lại xe Lambretta LD lại đầy nam tính theo phong cách cổ điển. Hiện chiếc xe này cũng là một trong những chiếc xe hiếm của saigon bởi chủ xe đã giữ gìn gần như nguyên bản các chi tiết xe .




Xe ACMA quân đội

Xe ACMA quân đội magnify


 Xe do Italy sản xuất 1958 _ 150 cc xe được dọn theo phong cách quân sự , một cách chơi xe theo trường phái hầm hố tuy nhiên vẫn giữ lại đúng kiểu dáng và máy móc .Xe này đã từng hội ngộ vespa 3 miền tại Huế và được một cô gái duy nhất trong đoàn vespa leo đèo Hải vân .Cô gái này cũng là người tạo cho mình những kỷ lục như một mình leo đỉnh fanxipan , một mình đi xuyên Việt bằng moto . cô gái có tên là Tịnh Minh . Chiếc xe này được giới chơi xe saigon đặt cho biệt danh " Gã thượng sĩ " bởi dáng vẻ hầm hố của mình ...



 



Xe ACMA Paris 125 cc

Xe ACMA Paris 125 cc magnify


Xe được sản xuất tại Pháp xe vào Việt nam theo đường các công chức Pháp qua Việt nam làm việc .Xe có giá trị sưu tầm hiện nay chiếc xe này gần như là một trong những chiếc xe cổ còn sót lại do xe ACMA là loại xe được dân nước ngoài săn lùng nhiều và xuất đi cũng nhiều. Xe này gần như original. Dân chơi xe cổ vẫn có so sánh chiếc acma paris như một mệnh phụ phu nhân quý phái bởi những đường nét sang trọng rất nữ tính, đây là dòng xe hiếm bởi máy lồi ra ngoài tạo nên chiếc cốp khoét ...







Entry for September 14, 2006 magnify


Xe sidecar 3 bánh hiệu Ural cc l của Liên xô sản xuất .Xe được sản xuất từ mẫu xe BMW của Đức sau chiến tranh thứ 2 .


Xe Ural 650 cc 2 bánh của Liên xô sản xuất .

 

* 2 xe này nhìn hầm hố thôi chứ không có giá trị lắm về mặt sưu tầm .Xe phù hợp để đi chơi xa hoặc đi đường đồi núi

 


 


Thông tin : vespalangbat
Hình minh họa : himiko.nguyen



1,257v.

















Dư vị nhân gian

  Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt...