Monday 6 February 2023

Interview from 2019

 tự nhiên thấy bài trả lời phỏng vấn hồi 2019. post lại để nhắc mình cần tập trung đừng đi lệch quỹ đạo hơn nữa.  :) 

Profile

-Name: Himiko Nguyen ( Nguyen Kim Hoang)

-City & Country: Sai Gon, Viet Nam

-Website: himikocafe.blogspot.com

-Instagram: Himiko.Nguyen

-Other social media links you want to share in the interview:

 

https://himikonguyen.blogspot.com/search/label/Thesis

 

http://himikocafe.blogspot.com/2013/12/himikos-visual-trial.html

 

-Birthdate (mm/dd/yyyy):* 19/08/1976

*We will not disclose your birthdate information on our website. This is mainly for indexing purposes.


Background*

-Tell us a little bit about yourself.

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo, đông con. ba tôi rất nghiêm khắc, bảo thủ và phong kiến, nhưng nuôi con theo kiểu Mỹ, con cái sau 18t tự lập, và chỉ chu cấp tiếp cho ai đậu đại học. Vì điều đó, ngay từ cấp hai, tôi tập trung vào những mộn học mình giỏi để bằng mọi cách đậu đại học, con đường duy nhất giúp tôi thoát ly được gia đình một cách đường hoàng, minh bạch. Năm 1994 tôi đã thi đậu vào 2 trường DH (DHSP và DHTH) khoa Nga Văn, và tôi đã chọn DHTH. Khi đặt chân lên thành phố, tôi mới bắt đầu được biết đến Mỹ Thuật, và bắt đầu tự tìm hiểu về. Khi đó, Liên Xô (CCCP) cũng bắt đầu sụp đổ, tiếng Nga không còn được thông dụng, nhưng, bỏ trường và bước sang một ngành nghề lạ lẫm với gia đình tôi cũng là một điều không được chấp nhận. tôi học thêm tiếng Nhật, và tôi đã ngưng việc học khoa Nga Văn trường DHTH vào năm 1997, 1998 tôi đậu phỏng vấn, được chọn đi xuất khẩu lao động với vai trò phiên dịch cho nghiệp đoàn may mặc ở tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, với mong muốn đủ khả năng độc lập tài chính để tự quyết định được mọi lựa chọn của mình. Và, sau đó, năm 2000, tôi thi vào trường DHMT HCMC, và đâu vào khoa điêu khắc (và là người nữ sinh viên điêu khắc đầu tiên, sau 10 năm chuyên ngành này vắng bóng nữ)

 

And, here  is my Fine Arts graduate thesis, talking about the beginning and the changes that lead me into the art path.

 

http://himikonguyen.blogspot.com/search/label/Thesis


I graduated from Ho Chi Minh City Fine Arts University. HCMC, (2000_2005), department of sculpture.


1/Describe the city you’re living in and what it’s like to live there.* ( -Mô tả thành phố mà bạn sống ở đó sống ở đó như thế nào). *


Tôi có một bài thơ viết về SG, và tôi nghĩ bài thơ này đã nói lên khá đầy đủ những gì tôi nghĩ về SG


I have a poem written about SG, and I think this poem fully states what I think about SG


“Saigon streets in the rainy days

are still as crowded as in the heating afternoons…

Where from and where to, are they?

And you

Where from, where to

under this scorching sun

and tormenting rain?

Has anyone found her man

admit torrential crowds?

Rare looks are exchanged

faded by the rain…

And this mid-day heat

has deprived every face of its uniqueness…

Where are you going?

You leave a space behind

that is to be filled in no time.

Where are they going?

Hurrying into each other…

Hurrying out of each other…


Where are they heading for?

And you, where to?” 

 

(July, 2002, Himiko. Nguyễn )


2/What is the best and worst thing about living in your city?* (Điều tốt nhất và tồi tệ nhất khi sống trong thành phố của bạn là gì?) *


Năng động, đa dạng, hồn hậu…, và ồn ào, hỗn độn.


3/Give us 3 words that describe what it’s like to be a creative in your city.* (hãy cho chúng tôi ba từ nếu muốn trở thành một người sáng tạo trong thành phố của bạn)


Kiên nhẫn, suy tư và hồn nhiên


*For questions about your city, if you lived in more than one city, you can describe all of them or just the one that you spent the most time in. It's up to you. 

* Đối với các câu hỏi về thành phố của bạn, nếu bạn sống ở nhiều thành phố, bạn có thể mô tả tất cả chúng hoặc chỉ là thành phố mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Điều đó tùy thuộc vào bạn.


Creative Work*

-How did you start your career in art? (bạn bắt đầu sự nghiệp của mình trong nghệ thuật như thế nào?)


Tôi tốt nghiệp đại học Mỹ Thuật TP.HCM khoa điêu khắc tháng 9, năm 2015. Tháng 11 năm 2015 tôi mở Himiko visual café, được biết đến như một không gian nghệ thuật phá cách đầu tiên tại Sài Gòn, là nơi như là một chiếc cầu nối để những nghệ sĩ trẻ được giới thiệu tác phẩm của mình đến với người dân thành phố, vốn vẫn dành thời gian để lui tới các quán café hơn là đến gallery hay bảo tàng. (mà gallery và bảo tàng lại vốn chỉ là nơi trải chiếu đón chào những nghệ sĩ già dặn tên tuổi hơn là những người trẻ vô danh chưa từng được ai biết đến). Được báo chí và những người trẻ trên mạng xã hội ủng hộ tinh thần, Himiko visual cafe được giới thiệu trên Sketch (tour guide book Nhật) và Lonely Planet (tour guide book cả Châu  u) như một điểm bạn nên tới khi đến VN.  Nhờ sự chủ động về không gian, nên tôi có thể tự do thực hiện những dự án nghệ thuật cá nhân, chủ động tương tác với người xem một cách trực tiếp ngay khi có thể mà không phải mất thời gian apply, chờ được duyệt bởi bất kỳ không gian nghệ thuật nào.  


This is a summary of an artist who introduces me.  :

 

Himiko Nguyen’s works consist as a projected series about gender, about the third sex in a very strict and distinguishable society. Graduated from the University of Fine Arts with major in Fine Art - Sculpture department in 2005, Himiko Nguyen has established and run the first alternative art space named Himiko Visual Café in Sai Gon since November 2005. She has held 46 personal exhibitions for young artists, more than 15 workshops to exchange and meet artists in this art space.

Besides, since being a student in 2001, she has participated in many group exhibitions such as Performance of NIPPAF 06 Summer: Asian artists meet South American; Cheongju Complex Cultural Center, South Korea - Asian Artists in Residence Program; 2009 December - IFA Gallery, Berlin, Germany - “Connect: Art Scene Vietnam”.

 

From 2010 to 2011, Himiko Nguyen had organized "THE HAPPENING" project, 15-exhibition series was running the whole year with the participation of 13 young Saigonese artists at Himiko Visual Café.

 


July 2012 she crashed motorcycles and had a traumatic brain injury (GSC score is 3/15). She has recovered since then and returned to work with COME-OUT II installation project. 

 

-Were the people around you supportive of your decision on working as a creative? (-Những người xung quanh bạn có ủng hộ quyết định của bạn khi làm việc như một người sáng tạo không?)


Gia đình tôi vốn là gia đình nghề giáo, truyền thống và quy củ, có phần phong kiến, cho nên, không ai hiểu gì về con đường tôi đã chọn, như đa số những người khác trong xã hội VN.Cho đến bây giờ, trong mắt gia đình, tôi vẫn là người chưa thành công , so với những anh chị em khác (đã có gia đình, con cái, nhà cửa và nghề nghiệp, thu nhập ổn định. ☺ ).


-What are some goals and ambitions you have for your future work? (-Một số mục tiêu và tham vọng bạn có cho công việc tương lai của bạn là gì?)


Tôi đã đóng cửa Himiko visual café sau tai nạn chấn thương sọ não năm 2012 (http://himikocafe.blogspot.com/2013/12/himikos-visual-trial.html), 


Và tôi nghĩ, từ năm nay, là thời gian vừa đủ để sức khỏe và trí não tôi tương đối trở lại tuổi sinh học. Tôi đang suy nghĩ về chuyện  phục dựng Himiko visual café với sự chung sức của nhiều người chứ không của riêng mình tôi nữa. Còn chuyện sáng tạo của riêng mình, tôi đang  cố gắng kết thúc dự án COME_OUT II (với sự tham gia làm mẫu của 13 tình nguyện viên), bắt đầu HUMAN CARE PROJECT và 2 dự án nghệ thuật khác cũng đang chờ đợi được thực hiện sau đó.  Đồng thời, tôi muốn được đi nhiều hơn để quan sát và tiếp tục con đường sáng tác với ngôn ngữ điêu khắc, chuyên ngành mà tôi được đào tạo.

-If you could collaborate with any person in the world who would it be? (-Nếu bạn có thể hợp tác với bất kỳ người nào trên thế giới thì đó sẽ là ai?)

 

Eleni Karaindrou


Womanhood* Phụ nữ *

-How would you describe the women around you? - bạn sẽ mô tả những người phụ nữ xung quanh bạn như thế nào? 


Bận rộn, chán chường, và mệt mỏi, không được trải nghiệm thực sự những cảm giác sâu thẳm của con người. Hồn hậu, yếu đuối và cũng kiên cường.


-Were there any local female creatives that you looked up to when you were growing up? If none, please tell us why. (-Có bất kỳ sáng tạo nữ nơi bạn ở mà bạn ngưỡng mộ không? Nếu không, xin vui lòng cho chúng tôi biết lý do tại sao). 


Tôi biết đến nghệ thuật hơi trễ so với những người trẻ thành phố. Khi còn học phổ thông, tôi hoàn toàn không có bất kỳ một khái niệm gì về Mỹ Thuật. Khi đó, tôi đang học lớp chuyên Văn_Ngoại ngữ, và toàn bộ kế hoạch cho tương lai mình được gói gọn trong những môn học chỉ liên quan đến ngữ văn, hoàn toàn không chút liên quan đến Mỹ Thuật. Tôi đã đậu 2 trường DH Sư Phạm và Tổng Hợp, khoa Nga Văn, nhờ vào điều đó mà tôi mới được rời khỏi quê và  đặt chân đến thành phố. Từ đây, tôi mới được biết đến hai từ, Mỹ Thuật. Chính vì vậy, tôi hoàn toàn không có một chút kiến thức nào về Mỹ Thuật trước khi tôi 24t ( tôi đặt chân vào trường DHMT TP> HCM, 2000_2005). 


Tôi không rõ câu này lắm. Bạn muốn hỏi khi tôi còn trẻ, hay là sau khi tôi tốt nghiệp DH Mỹ Thuật và bắt đầu sự nghiệp sáng tác? 


Nhưng cả như thời tôi còn trẻ, tôi cũng chỉ dùng từ thích, quan tâm, chứ chưa nghĩ mình sẽ dùng từ ngưỡng mộ, với bất kỳ ai, dù là ở những lĩnh vực tôi không có dấn thân, như  điện ảnh, sân khấu. Nghệ thuật như là một trong những ngôn ngữ đời sống mà tôi sử dụng để nói lên suy nghĩ của mình, về những quan sát của mình, hơn là một sự chứng tỏ hay tìm kiếm sự công nhận từ người khác. 


-Are there any challenging aspects of being a female in your industry? (-Có bất kỳ khía cạnh thách thức nào của việc là phụ nữ trong ngành của bạn không?)  


Vài khi, tôi không hiểu, những người đến từ nước ngoài, hay đưa tính nữ lên khá cao khi hỏi về chuyện sáng tạo. Đương nhiên, chuyện bình đẳng nam nữ là chưa thể hoàn toàn có được vào thời điểm này ở VN, nhưng nếu vậy, thì tôi nghĩ nó hoàn toàn không chỉ trong ngành của mình. Ở bất kỳ ngành nghề nào, khi người phụ nữ đã chọn sự nghiệp, thì chắc chắn là những lựa chọn khác sẽ yếu đi. Và, một khi bạn đã lựa chọn con đường sáng tạo, thì bạn phải hy sinh bớt đi những mong mỏi khác. Mà như vậy, thì không thể  xét về khía cạnh nam nữ ở đây, mà mọi thứ, thuộc về tác phẩm của bạn, đam mê của bạn. Xã hội ngày càng cởi mở tư duy, không còn định kiến nam nữ nặng nề như xưa. Thậm chí, nếu đặt lên bàn cân, thì tôi thấy áp lực dành cho nam giới trong ngành sáng tạo cũng không hề nhỏ, vì mọi người vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi lối suy nghĩ rằng người nam phải giữ trọng trách cáng đáng, lo thu nhập chính cho gia đình. Như vậy, chuyện thách thức  là chuyện mà  mỗi con người đều phải đối mặt trong đời sống này.


-Do you have any advice to young women who are aspiring to work in your field? (-Bạn có lời khuyên nào cho những phụ nữ trẻ đang khao khát làm việc trong lĩnh vực của bạn không?)


Cũng thật khó, khi mà khung cảnh lớn lên, gia đình, quan điểm về cuộc sống, về nghệ thuật và nhân sinh quan mỗi người mỗi khác. Nhưng, có một bạn trẻ đã tốt nghiệp đại học kinh tế, nói với tôi rằng, sau khi đọc quyển sách 5 năm và một sự khởi đầu, tôi viết về những thay đổi đã dẫn đường cho tôi đến với nghệ thuật, thì đã mạnh dạn rời bỏ những công việc nhàm chán, tìm hiểu, học những khóa học design online, và bắt đầu những công việc thuộc về sáng tạo. Tôi đã bỏ hết mọi lựa chọn  của mình thời trẻ để bước vào con đường của cảm xúc, vì nhận ra đâu là nơi mình thuộc về.  tôi từng viết như thế này vào năm cuối, trước khi thực sự trở thành visual artist (tôi học trong một môi trường hàn lâm để trở thành một điêu khắc gia). Và, cho đến bây giờ, những dòng chữ này vẫn đang dẫn dắt tôi. 


I no longer suspect my ability or feel unsure about where to go among the many roads that lay before me. Because I know I won’t be led by anybody but my own heart. I won’t need fame or popularity. I will begin my childhood burning dream. I will start the journey of exploring life around me, collecting bits and bits of tiny joys and gathering them into a true happiness! Of course, somewhere in my soul, the hidden desire is still there, that I want to duplicate my joys. Who knows that wonderful thing will come about, somewhere on the journey that I’ve chosen!


Còn các bạn nữ trẻ khác thực sự muốn dấn thân vào con đường sáng tạo? Hãy lắng nghe dẫn dắt từ con tim bạn. Và, con đường nào cũng vậy, trong cuộc đời này, khi bạn lựa chọn, cũng đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ, và hy sinh, dù là nam hay nữ.


Thanks, 


Sai Gon, 21/10/2019


Himiko. Nguyễn.

Saturday 26 November 2022

Hoàng - Himiko Visual - Nghệ thuật đương đại Sài Gòn

 Bài viết chân dung

Tinh Hoa Việt

Nghệ sĩ Thị giác Hoàng Himiko

Hoàng - Himiko Visual - Nghệ thuật đương đại Sài Gòn

Việt Quỳnh

Là nghệ sĩ làm nghệ thuật đa phương tiện từ điêu khắc, nhiếp ảnh, sắp đặt, trình  diễn và sắp tới tập trung hơn về hội họa, nghệ sĩ Hoàng Himiko chọn cách thức cộng hưởng các ngôn ngữ nghệ thuật với nhau. Với Hoàng Himiko, không có giới hạn nào cho sự sáng tạo. Chị là nghệ sĩ có danh, tiếng, tài, gắn với thời hoàng kim của Himiko Visual cafe, khi nghệ thuật đương đại phát triển rực rỡ ở Sài Gòn những năm đầu thập niên 2000.

 Với “Sống”, sau tai nạn tưởng chừng khó qua khỏi do chấn thương sọ não, đến lúc này, ngày ngày vẫn đi điều trị, Hoàng Himiko (thêm một nghệ danh khác là Himiko Nguyễn, tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm 1976 tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) cũng chấp nhận hòa hợp với những khó khăn cuộc đời một cách tự nhiên, làm tất cả việc như lao động chân tay thuần túy, bán hàng trực tiếp hay trên mạng, “ship” hàng để lại dồn sức cho sáng tạo nghệ thuật, và xây dựng lại không gian Himiko Visual … như một lẽ đương nhiên.

Lần đầu tiên tôi gặp Hoàng Himiko là vào cuối năm 2005, nhân một sự kiện nghệ thuật đương đại lớn tổ chức tại Tp. HCM, quy tụ các nghệ sĩ đương đại trên toàn quốc. Tôi theo đoàn nghệ sĩ Hà Nội vào. Khi tới khách sạn, thấy một nghệ sĩ mặc đồ rất bụi, dáng vẻ như nam giới, đầu trọc, đứng tựa tay vào quầy bar cười cười. Chị nhìn tôi, nói giọng Nam: “À, té ra đây là cô mà Nghĩa (Họa sĩ Tiến Trọng Nghĩa) hớt hải đi đón đây hả?”. Nói vậy thôi rồi chị quay đi trò chuyện với Nhà báo Vũ Lâm (anh bạn thân của tôi, đi cùng đoàn, khi ấy đang làm việc tại Báo Thể Thao & Văn Hóa). Chừng tối hôm sau, Nhà báo Vũ Lâm rủ tôi đến Himiko Visual café của Hoàng chơi. Lúc ấy quán khá vắng khách, Hoàng ngồi chờ với chai vang và một đĩa đồ nguội. Tiến Trọng Nghĩa bạn tôi lúi húi cưa sửa lại cái ghế, thiết kế độc đáo từ nhiều thanh gỗ rời ghép lại. Quán mới mở, được trang trí độc đáo, lạ, với nhiều bức tranh của họa sĩ treo trên tường, màu đèn vàng nhẹ u sầu, tiếng nhạc hoang hoải cứ đều đều. Hoàng nói chuyện rất ít, chỉ thi thoảng cười nhẹ một chút. Chỉ có nhà báo Vũ Lâm là rổn rảng ăm ắp chuyện, xen cả tiếng cưa và tiếng đóng đinh từ Nghĩa. Một không gian rất đậm hương Sài Gòn, như có thể giấu diếm rất nhiều nỗi buồn, uẩn ức và cả cô quạnh của các nghệ sĩ Sài Gòn thường chọn nơi đây để tới.

“Khi vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Tp. HCM, nhận bằng tốt nghiệp vào tháng 9, thì tháng 11 năm 2005, tôi được một chị doanh nhân cho mượn phòng khách căn nhà 4 tầng (có lối đi riêng) để trưng bày tác phẩm của tôi và bạn bè”. Hoàng Himiko nhớ lại, kể cho tôi nghe, lúc này TP. HCM đang trong thời gian giãn cách, quán Himiko mới mở, đang bắt đầu đón khách thì phải đóng cửa, nên Hoàng có thời gian để trò chuyện với tôi về ký ức cũ mà chị vẫn còn nhớ được. “Nhưng tôi thấy như vậy cũng bất tiện vì mỗi lần bạn đồng nghiêp muốn cho ai đó xem tác phẩm thì đích thân tôi phải đến bấm chuông xin phép dẫn khách vào xem. Các gallery thì lại dành nhiều quan tâm đến các họa sĩ đã có tên tuổi, có CV dày, trong khi người trẻ mới ra trường mỗi năm được một cuộc triển lãm nhóm là nhiều, còn lại tranh tượng phải mang về xếp xó vì phòng trọ ai cũng chật. Cùng với nghĩ người Việt mình thì lại thích đi café hơn là bảo tàng và gallery, nên tôi xin phép chị doanh nhân cho  tôi thuê phòng khách với một giá tượng trưng để mở Himiko visual café. Ban đầu, tôi tự tin mở Himiko visual café bởi có sự góp mặt của nhóm bạn họa sĩ đồng môn, mọi bài trí, thiết kế, xây dựng không gian đều có sự góp sức của nhóm bạn, chi phí vận hành tôi lo nhưng với sự hỗ trợ của chị chủ không gian, con số chỉ là tượng trưng nên chuyện vận hành nằm trong sức của tôi. Đây là không gian đầu tiên và cũng là nơi duy nhất tôi không phải bù lỗ, cho đến giờ này”. Ở không gian đầu tiên này, Himiko visual café đã gây được tiếng vang, lọt vào top 10 quán café độc đáo nhất Sài Gòn năm 2006. Trong cuốn Lonely Planet (tour guide book của Châu Âu) và Skecth (tour guide book của Nhật), Himiko visual café đã được xem như là không gian nghệ thuật phá cách đầu tiên ở Sài Gòn, được đưa vào mục những điểm “bạn nên đến khi tới Việt Nam”.

2007, khi sang tham dự trái sáng tác 3 tháng ở Choengju Hàn Quốc, Hoàng được một người bạn văn nghệ ở HN muốn đổi môi trường làm việc, hứa hẹn làm quản lý cho Himiko, nên cho người bạn này mượn phòng, với hy vọng có quản lý chuyên nghiệp, Himiko visual café sẽ bước sang trang mới. Nhưng khi vừa hơn tháng, người bạn đó nhận việc làm cho một tập đoàn lớn, bỏ ngang việc quản lý Himiko cafe. Đồng thời, chị chủ nhà cũng email không báo lấy lai mặt bằng. Khi về nước, Hoàng chỉ có một tuần để đóng gói tất cả đồ đạc tại Himiko, vội vã mang đi gửi nơi khác trong khi chờ tìm một địa điểm mới.

“Lá cây rụng bít ống thoát nước, mưa tràn vào ướt hết cầu thang gỗ, chị chủ nhà không còn ở đây nữa, chỉ còn khách thuê phòng, mà phòng của tôi thì ở trên sân thượng. Chị chủ nhà lấy lại mặt bằng, khi đó ở nhà cũng không ai nói cho tôi biết, vì nghĩ nói sẽ làm tôi lo chứ không giải quyết được gì. Cho tới khi chị chủ nhà đích thân gởi email thông báo thời gian tôi buộc phải sơn sửa hoàn trả. Năn nỉ mãi tôi mới xin được một tuần sau khi về nước đó, để lo sắp xếp dọn dẹp đóng gói dời đi”.

Nơi thứ hai, Hoàng Himiko xây dựng lại quán, ở cư xá Phan Đăng Lưu. Thời gian ở đây ngắn ngủi, chỉ vừa tròn một năm, vì địa chỉ khó tìm. Dù đây là nơi mà báo đài đến ghi hình, phỏng vấn và viết bài rất nhiều, nhưng cụm từ cư xá Phạn Đăng Lưu không dịch ra tiềng Anh được, báo nước ngoài chỉ ghi vắn tắt số 5 Phan Đăng Lưu (lại là một doanh trại quân đội).. Từ nơi này, Hoàng bắt đầu tự thân xoay sở, nhóm bạn cũ thuở đầu tiên tan rã mỗi người một nơi. Nên dù cô chủ nhà vô cùng dễ thương và tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, vì kinh phí duy trì Himiko café cạn dần, Hoàng cũng đành ngậm ngùi rời đi.

Ở nơi mới, Hoàng đã tạo dựng một hình ảnh không gian đẹp nhất với nhiều cuộc triển lãm được tố chức cho nghệ sĩ trẻ nhất.  tổ chức dự án “Tiếp Diễn” với hơn 10 cuộc triển lãm diễn ra liên tục trong một năm. Đồng thời, cũng là nơi Hoàng triển lãm “Ngoài sáng” (Come out I), “Những Giấc mơ Xưa”. Hầu hết tác phẩm trong hai triển lãm này đã được nhà sưu tập mua gồm 19 hộp đen của “Come out 1” và “Những căn hộ siêu nhỏ”, vùng với các khung cửa sổ được làm từ giấy bạc bao thuốc lá H lượm ven đường . 

Thật kì lạ với cuộc đời của Hoàng, mỗi khi đang từng bước đi lên nấc thang của thành công và danh tiếng, thì lại xuất hiện đột ngột biến cố.

Cuối tháng 7 năm 2012, trên đường cùng bạn, Hoàng bị tai nạn, chấn thương sọ não, vào viện cấp cứu, nằm thiêm thiếp liền nhiều ngày không tỉnh. Chỉ số tri giác 3/15, tiên lượng nếu Hoàng không chết thì chỉ sống đời thực vật. Vậy mà cùng những lời cầu chúc thương yêu của người thân và bạn bè khắp nơi trên mạng xã hội, sau nửa tháng, Hoàng dần tỉnh lại. Khi đã rời viện, chị học cách chấp nhận và tìm cách tồn tại, khi một phần hộp sọ ghép lại, còn yếu, với ốc gắn cùng ba vết lõm.

“Tôi xem những điều đó như  là thử thách, được số phận dành cho cơ hội trải nghiệm thực tế quý giá không thể lặp lại thêm lần nữa”. Hoàng tâm sự.

“Tôi của ngày hôm nay đã chậm lại khá nhiều so với tôi của ngày cũ, bởi biết rằng nếu mình thêm lần nữa quýnh quáng vội vàng thì sẽ không chắc qua được lần nữa.”

 Sau tai nạn, trong một lần vội vàng với lấy đồ trên nóc tủ mà không bắc ghế đứng lên, Hoàng bị nguyên cái tủ ngã đè lên. Một cánh cửa mà ai đó cất trên nóc tủ trượt xuống ghim lên trán chị, va vào mé bên sọ còn lại, và cách mắt trái vài centimet, máu phun xối xả ướt hết mặt và nửa căn phòng. Lần khác, cũng bởi chạy vội vàng về Him Lam, Hoàng bị một chị chở hai đứa con đang đeo balo lủng lẳng, móc quai vào tay lái, bị ngã giữa đường tan tầm. Cùng với di chứng liệt nửa mặt, sức khỏe của Hoàng đã không còn như ngày cũ, chưa kể chị bị thoái hóa hai đốt xương sống lưng, nên Hoàng tự nhủ càng cấn phải chậm rãi thêm, không được nóng vội nhanh lẹ nữa.

Himiko're, kho nghệ thuật (Art Warehouse) của nghệ sĩ thị giác Hoàng Himiko, thêm lần nữa lại được khởi lên từ đổ vỡ quan hệ hợp tác kinh doanh, nằm giữa hai cầu Thị Nghè, thuộc Bình Thạnh. Hoàn toàn một mình, tự tay sửa chữa, phục dựng, sơn phết mỗi ngày một chút. Hoàng sử dụng đa số chất liệu từ những đồ bỏ đi như những hộp sơn cũ, đồ gồ xưa bị hư hỏng, nứt gãy... Nơi đây vừa là kho, vừa là nơi sáng tác, vừa là một không gian trưng bày tác phẩm cùng tiếp khách của Hoàng.

 

“Himiko’re là nơi chia sẻ góc nhìn của mình, khước từ những quy chuẩn theo lề thói trường quy, nơi mà tôi dành cho những ai biết "suy tư, nhịn đói và chờ đợi." Hoàng nói. Himiko're của năm 2021, vẫn mang nặng không khí của sự chậm rãi, suy tư, ngẫm ngợi trong chờ đợi, ngược lại sự ồn ã, vội vã, náo nhiệt của phố thị Sài Gòn.

 
“Không gọi là quán, như Himiko Visual cafe, vì bản thân tôi đang còn suy nghĩ nên tiếp tục không gian xưa hay tập trung vào sự nghiệp sáng tác nghệ thuật cho mình. Để tiết kiệm, tránh lãng phí không gian, cùng với nhân lực mùa không ổn định, nên trước mắt, Himiko're là không gian nghệ thuật của riêng tôi, nơi tập trung sáng tác, thử nghiệm chất liệu mới và màu sắc mà tôi chưa từng học ở trường. Himiko're vốn được hình thành từ một bảng hiệu cũ tên Himiko'sea, (bởi hợp tác với người kinh doanh đồ biển). Do tự tay tôi làm sơn mài, bỏ đi thì tiếc, nên nảy ra ý mới, mài bỏ đi vài nét, thành Himiko're. “Re” ở đây là revive (sống lại) , recycle (tái chế), recover (phục hồi), regenerate (tái tạo)”, những gì người ta bỏ đi.

Trước mắt, Hoàng phục chế những đồ hư hỏng để làm thành những vật dụng, sản phẩm mang tính decor. Đồ nát hơn, chị làm chất liệu cho dự định sẽ làm một triển lãm chỉ chuyên điêu khắc, có kết hợp màu sắc qua ứng dụng kỹ thuật sơn mài, vốn tích lũy sau một thời gian làm phiên dịch cho chị họa sĩ người Ý học ở xưởng sơn mài của bạn cùng trường.

Lúc này, Hoàng tự nhủ vẫn tiếp tục “chơI” một mình, chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội thực hành chất liệu cho vài người trẻ muốn trải nghiệm, mà khi học vừa tốn học phí và tiền mua chất liệu để thực hành.

“Bao giờ có duyên, giống như dự án tiếp diễn (2010_2011) được thực hiện liên tục là nhờ tiền bán tác phẩm từ “Những giấc mơ xưa”, tôi tiếp tục dự án từ rác thải, từ những cánh chim hạc, kết hợp đồ gỗ xưa. Đủ kinh phí tôi sẽ thuê tiếp tầng một, thì có thể khi đó Himiko visual cafe sẽ trở lại”. Hoàng nói.”

 

 


Ảnh: Chân dung Hoàng Himiko và Himiko're hiện tại

 

 

 

 

Tuesday 10 August 2021

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ

https://youtu.be/xXI0UEmCsEw  (English, doctor Zach Bush)

HIỂU VỀ HỆ VI THỂ VÀ VIRUS

———

đây là bản ghi chép trong một buổi học của lớp Sống thuận tự nhiên 1, cô Phương-Hồng Nhất Lê đã dịch lại cuộc phỏng vấn với Bác sĩ Zach Bush về Hệ vi thể và những vấn đề liên quan tới virus, covid-19. Biết ơn chị Vũ Lê Minh đã ghi lại và chia sẻ.

———

Zach Bush là vị bác sĩ uy tín có nền tảng được đào tạo từ nhiều ngành khác nhau trong y khoa, nhưng sau đó ông nhận ra việc sử dụng hoá chất trong chữa bệnh không thực sự giúp ích cho con người, mà phải từ HỆ MIỄN DỊCH KHOẺ MẠNH và thức ăn trong NÔNG NGHIỆP THUẬN TỰ NHIÊN. Ông là người vận động phong trào thuận tự nhiên cũng như bảo vệ môi trường bằng nông nghiệp và sức khoẻ lành mạnh. Ông đưa ta nhiều số liệu để cho thấy rằng, thực ra, hàng năm số người chết vì cúm rất nhiều (Việt Nam là 1 nước nhiệt đới nên chúng ta không biết điều đó), đặc biệt ở các xứ lạnh, con số người già tử vong cao, đó là lý do vì sao ở những xứ đó có cả phòng ngừa, tiêm chủng cúm mùa đông. Ở Việt Nam, cũng bắt đầu những gia đình khá giả, những người lớn tuổi được chào mời tiêm chủng để ngừa cúm vào mùa đông, nhưng trên thực tế, những nước tiêm chủng cúm vào mùa đông có hệ miễn dịch KÉM đi, thay vì là mạnh lên. Tiêm chủng không thực sự hiệu quả, tỷ lệ hỗ trợ chống bệnh rất thấp bởi vì chủng cúm được tiêm chủng, nó sẽ không bao giờ bao gồm tất cả các loại cúm có mặt trong một môi trường được (tức là có hàng nghìn loại cúm nhưng không thể tiêm được hết cả nghìn loại đó), nên nếu gặp chủng cúm khác thì vẫn bị cúm như thường. Còn người già bị cúm như ở Việt Nam, thì chỉ nói là chết già hay trúng gió, phong hàn chứ không đi xét nghiệm xem rốt cuộc người đó bị chết vì chủng cúm gì.


Ngày nay, khoa học và y học phát triển, người ta xét nghiệm nhiều hơn và quy chiếu là những tử vong đó do loại virus nào đó gây ra. Hiện giờ virus COVID được xét nghiệm toàn cầu và càng xét nghiệm con số càng cao, nhưng thực sự virus, vi khuẩn là một phần của cuộc sống, nó không phải mới xuất hiện mà nó đã sống trên địa cầu trước cả con người. Cũng không phải là lần đầu tiên nó biến đổi hình tướng mà nó luôn luôn như vậy. Trong tự nhiên, các virus, vi khuẩn biến đổi để sinh tồn, nhưng đồng thời với nó, hệ miễn dịch của chúng ta cũng biến đổi, mạnh lên để chống lại những mầm bệnh mới. Nếu một mầm bệnh trở nên nguy hiểm và lan tràn là bởi vì hệ khuẩn và hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta tạo nên những điều kiện đó, cũng giống như trên một đồng ruộng mà nếu mất đi sự quân bình sinh thái thì cỏ dại sẽ mọc lên. Còn nếu trên thảo nguyên hay trong rừng, các cây có hệ sinh thái tốt thì cỏ dại không thể lấn át tất cả các loại kia được, cỏ dại vẫn có nhưng chỉ là một phần của hệ sinh thái đó thôi, nó không lấn át những cây khác.


Trong cơ thể chúng ta cũng vậy, lợi khuẩn hay hại khuẩn, khuẩn của các virus mang các loại bệnh đều có trong máu, trong cơ thể chúng ta nhưng nó không phát bệnh, nó còn cộng sinh với nhau cho đến khi nào cơ thể chúng ta bị khiếm khuyết, hệ miễn dịch kém hoặc khiếm khuyết hệ khuẩn thì lúc đó có một mầm bệnh nào đó, giống như một cái cây cỏ dại nào đó, sẽ mọc lên và lấn át. Và nếu lấn át quá nó sẽ trở nên nguy hiểm. Cho nên, vấn đề không nằm ở loại khuẩn, vấn đề nằm ở sự suy yếu của hệ miễn dịch và sự khiếm khuyết của hệ khuẩn, do cách chúng ta ĂN UỐNG, CHỮA BỆNH và SINH HOẠT. Bởi vậy, cả hệ sinh thái trên địa cầu lẫn hệ sinh thái trên cơ thể người của chúng ta, cách chúng ta sống là chúng ta đang huỷ hoại hệ sinh thái đó, chúng ta coi virus, vi khuẩn là kẻ thù nên chúng ta không khoan nhượng trong việc xoá bỏ các loại virus, vi khuẩn nào đó. Và vì vậy, hệ sinh thái bị mất cân bằng, cần nhớ lại rằng virus có mặt trên địa cầu trước chúng ta và nó là thành phần chính của sức khoẻ chúng ta.


Ngành khoa học, y học chú ý đến COVID-19, họ làm những công bố nghiên cứu làm tôi cảm thấy bất bình, họ đều nói đây là con virus mới nhưng thực ra không ai biết cái gì là mới hay cũ, vì chúng ta không biết, không kiểm soát tất cả các virus trên mặt địa cầu trước đây nên không thể nói là mới hay cũ. Nghiên cứu gần đây nói, các ca tử vong gần đây đều do COVID nhưng thực ra kết quả chỉ là, những người tử vong có virus trong máu của họ thôi, chứ không thể kết luận nó gây ra bởi COVID-19, bởi vì khắp trên địa cầu luôn luôn có ca tử vong do bệnh hô hấp và bệnh phổi, những biểu hiện rất nhanh và lạ mà người ta không kết luận được nguyên nhân. Có những biểu hiện lâm sàng của bệnh hô hấp giống với bệnh COVID, như vậy người ta dễ dàng gom tất cả những ca tử vong đó vào và kết luận tử vong do COVID.


Tương tự như vậy, dịch cúm SARS năm 2003, người ta đưa ra kết luận, đây là những ca tử vong do SARS là viêm phổi xảy ra ở người lớn, biểu hiện của họ là thiếu oxy, người của họ xanh, sau đó phổi của họ bị tràn dịch, rồi sau đó họ mới có những biểu hiện nhiễm virus. Tức là họ có biểu hiện nhiễm độc đến trước khi nhiễm bệnh, sau đó họ qua đời. Trình tự của các dấu hiệu rất quan trọng: trước tiên người chuyển màu xanh, bị thiếu oxy, sau đó tràn dịch phổi rồi mới bị viêm phổi, rồi tử vong chứ không phải viêm phổi đến trước. Tương tự, biểu hiện và triệu chứng của COVID cũng y hệt như vậy, nó biểu hiện bằng việc thiếu oxy trước tiên nên bệnh nhân nhìn mặt họ xanh, nhưng họ không bị khó thở, họ vẫn thở bình thường mà máu của họ lại thiếu oxy, mặt họ xanh dần và không có biểu hiện nào của bệnh cả, không khó thở hay thở nhanh. Sau đó mới dừng chức năng của một số bộ phận trong đó có dừng chức năng gan.


Người ta xét qua bệnh lý của 5.700 bệnh nhân COVID được nhập viện vào tháng 4/2020 ở New York, thì thấy rằng các hiện tượng đều là từ thiếu oxy rồi ngưng chức năng của gan là nhiều nhất (có thể ngưng chức năng của nhiều bộ phận khác nhau). Và điều lạ là, trong các biểu hiện giống như chứng viêm phổi đó thì bệnh nhân không bị sốt, bệnh nhân 37 độ hoàn toàn bình thường, không biểu hiện khó thở hay thở gấp nhưng men gan tăng rất cao, bạch cầu hoàn toàn bình thường, không hề có biểu hiện của nhiễm virus (nếu nhiễm virus thì phải sốt và bạch cầu tăng), nếu là viêm phổi thì phải khó thở. Ở đây không có biểu hiện nào, chỉ thiếu oxy và tăng men gan, tràn dịch phổi, rất là lạ, không có biểu hiện của một người bị tấn công bởi virus. Nên nếu nói những biểu hiện kia do COVID 19, hãy cho tôi xem những biểu hiện lâm sàng của việc nhiễm virus mà phát bệnh. Những biểu hiện sốt, khó thở đến sau này, chứ không phải đến trước. Bệnh nhân chết do hồng cầu không vận chuyển được oxy nữa, vì vậy các mô, các tế bào trong cơ thể không nhận được oxy, chính các mô ở phổi cũng bị thiếu oxy thì lúc đó mới có hiện tượng tràn dịch màng phổi. Hiện tượng thiếu oxy ở tim khiến thay đổi một số chức năng. Mạch máu thiếu oxy để hoạt động nên hệ tuần hoàn cũng bị mất chức năng, điều đó làm máu đóng lại càng không vận chuyển được oxy. Tất cả những bộ phận từ tim, gan, phổi cho thấy những biểu hiện của việc thiếu oxy, việc này giống như bạn được chở từ dưới độ cao bằng mặt nước biển lên đỉnh núi Everest trong vòng 5 phút, nghĩa là không đủ oxy mặc dù vẫn thở bình thường.


Việc đó xảy ra với SARS năm 2002 và bây giờ với COVID nó cũng có biểu hiện tương tự như vậy. Nếu bệnh nhân không phải bị nhiễm virus trước mà bị một cái gì đó khác, thì điều gì đang xảy ra ở đây? Vậy thì điều gì gây ra việc thiếu oxy trong toàn cơ thể như vậy? Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân để chữa ở biểu hiện thiếu oxy thì sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi, ngừng chức năng gan. Việc thiếu oxy không giải quyết được bằng việc cho thở máy thở, vì ở đây không phải bệnh nhân không thở được, thiếu oxy là do hồng cầu không vận chuyển oxy được, nên đưa máy thở làm cho tình trạng bệnh nhân tệ hơn, đẩy oxy vào máu với áp lực cao trong khi hồng cầu không chuyển oxy đi được, càng gây áp lực cho các tế bào và mô trong phổi. Ở đây mất oxy ở mọi mô trong cơ thể do hồng cầu bị tác động và không vận chuyển oxy đi được, chứ không phải do thiếu oxy ở giai đoạn thở. Việc đẩy oxy vào trong phổi mà không vận chuyển được đi làm tăng nguy cơ tử vong, do đó có 88% bệnh nhân được chữa bằng cách cho thở máy oxy theo báo cáo ở New York có tỷ lệ tử vong cao hơn.


Không ở nơi đâu có tỷ lệ tử vong cao như thế vì tỷ lệ được thở bằng máy thở cao hơn, mà thực ra không có máy thở là tốt hơn. Do cứ nghĩ đây là một vấn đề hô hấp, mà cứ hô hấp lại đưa máy thở lại làm cho vấn đề tệ hơn. Vậy hiện tượng thiếu oxy đó không phải do virus COVID, virus COVID có thể đã có sẵn trong mạch máu của rất nhiều người rồi, khi cơ thể suy yếu như tim, phổi, gan ngưng hoạt động thì virus COVID mới trồi lên. Những biểu hiện sốt - ho - khó thở xuất hiện ở tuần thứ 2, nguyên tuần đầu biểu hiện như người nhiễm độc chứ không phải người bị nhiễm COVID. Nghĩa là đã có thứ gì xảy ra trước rồi, sau đó COVID mới trồi lên trong cơ thể đó, lúc đó COVID mới xuất hiện. Để điều trị đúng thì họ phải được nhận diện là oxy không vận chuyển được, hơn là bệnh do virus. Hồng cầu bị nhiễm độc, biểu hiện rất giống biểu hiện của nhiễm độc CYANIDE (Xyanua) - một chất độc có trong môi trường bị ô nhiễm. Bước đầu tiên phải tác động vào hồng cầu, hồng cầu bị nhiễm độc nghĩa là nó bị biến dạng, méo mó đi, nên nó không vận chuyển oxy đi được. Việc đầu tiên là khôi phục hình dạng cho hồng cầu, thải độc và tiêm thuốc để hồng cầu mạnh trở lại. Vũ Hán là nơi ô nhiễm nhất trên địa cầu này và ô nhiễm nhất ở Trung Quốc, những trung tâm tử vong COVID nhiều đều là những ổ ô nhiễm. Vậy ô nhiễm không khí xảy ra trước, sau đó COVID trồi lên sau khi phổi của chúng ta yếu sẵn rồi. Còn xét nghiệm dương tính: không phải lúc thử nghiệm mới xuất hiện COVID, hầu hết những người chưa thử nghiệm thì cũng chưa chắc không mang COVID, cũng giống như HIV, lao, bại liệt, viêm gan siêu vi B, C, hầu hết chúng ta đều mang những con đó trong người nhưng nó không phát thành bệnh, không nguy hiểm, không hại chúng ta cho đến khi cơ thể chúng ta bị suy yếu do nhiễm độc.


Việc nhiễm độc xảy ra trước, những người mang COVID sẵn trong người rồi, giờ COVID trồi lên và người ta xét nghiệm “À! người chết này có COVID trong máu” và người ta ghi là chết do COVID, mà bước đầu tiên là chất độc có trong không khí. Nhiễm độc do ô nhiễm không khí hay nhiễm độc Cyanide có trong môi trường độc hại, những biểu hiện của nó là giống y chang. Do đó, phác đồ điều trị với bệnh nhân phải như là nhiễm độc chứ không phải viêm phổi, cần thải độc và cần có chất giúp hồng cầu tròn trở lại để có thể vận chuyển oxy. Người ta chết không phải do virus ấy gây ra mà chết vì ngộ độc, sau đó là viêm phổi thứ cấp rồi COVID hiện diện. Người đó bị chết vì thiếu oxy làm ngưng hoạt động ở các bộ phận, ví dụ khi mạch máu và tim ngưng hoạt động thì đương nhiên cái chết sẽ đến.


Virus COVID góp phần trong đoạn con người bị tử vong, không thể kết luận rõ ràng nhưng điều cần nhấn mạnh là vấn đề sức khoẻ, môi trường ô nhiễm phải đến trước đã. Virus tham gia khi các biểu hiện nhiễm độc xảy ra, nó cộng hưởng với nhau. Số người mang virus thì nhiều nhưng không phải ai dương tính cũng phát bệnh, những người biểu hiện mặt xanh, viêm phổi đồng thời tìm thấy COVID-19 nhưng không có nghĩa mang COVID thì sẽ phát bệnh. Người ta nói virus COVID này là loại mới vì trong DNA có chuỗi protein mới, nhưng SARS và MARS là 2 dịch toàn cầu trước đây, nó cũng biểu hiện y như COVID vậy. Mặc dù nói là virus này đã tiến hoá nhưng nó vẫn có đặc điểm gì đó giống nhau, nó chỉ hiện ra ở 1 số ít bệnh nhân thôi, không phải cứ dương tính là phát bệnh, mà chỉ ở số ít bệnh nhân, và đi kèm với đó là nhiễm độc. Nếu chúng ta nói tất cả đều do virus gây ra, thì tất cả những người dương tính COVID nhẽ ra đều phải bị biến dạng hồng cầu chứ, nhưng ở đây thì không như vậy. Tỷ lệ người nhiễm bệnh và phát bệnh chiếm tỷ trọng rất ít.


Virus cộng hưởng với môi trường ô nhiễm, những nơi tử vong cao nhất là nơi người ta làm nông nghiệp như sau: Xịt thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng vô tội vạ và không ngần ngại thải ra môi trường, hoặc những thành phố cực ô nhiễm như miền Bắc Italia, New York, đi kèm cả nông nghiệp hoá chất và gây tác hại đối với môi trường, làm môi trường rất độc. Ở Trung quốc, Vũ Hán và tỉnh Hubei, ở đó nông nghiệp dùng hoá chất “Round up” cực nhiều, cao hơn cả Bắc Kinh. Miền Nam của Bắc Kinh và Vũ Hán tập trung cả ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm nông nghiệp, không khí để thở là khí độc, mức độ ô nhiễm cao hơn 40 lần so với New York, chất độc ở trong ô nhiễm không khí. Không khí ô nhiễm như thế thì sẽ có mặt chất độc Cyanide. Cyanide là chất không thể thiếu trong ô nhiễm không khí, Cyanide là chất độc với con người, có thể gây chết người. Tưởng tượng là chúng ta đang sống trong một cái nồi và trong đó toàn chất độc, con virus làm lộ ra tình trạng ô nhiễm đó, làm biến dạng hồng cầu.


Tính đến giờ COVID làm tử vong chưa nhiều bằng SARS, nhưng được chú ý và truyền thông nhiều. Nếu gọi là vũ khí sinh học thì chưa chính xác. Ý nghĩa của virus báo cho chúng ta môi trường đang rất ô nhiễm chứ không phải nó xuất hiện ở đâu thì mang cái chết ở đó. Nó xuất hiện ở trung tâm rất ô nhiễm giống như một cơn bão ghê gớm, người ta nghĩ là như vậy. 1 micron ô nhiễm tăng lên trong không khí thì tỷ lệ tử vong tăng thêm 20 lần. Mà tỉnh Hubei là tỉnh ở Vũ Hán ô nhiễm gấp 40 lần New York, nghĩa là không sớm thì muộn người dân cũng sẽ chết vì ô nhiễm không khí. Dịch ở Vũ Hán là dịch ô nhiễm không khí và COVID chỉ xuất hiện ở bệnh nhân bị ô nhiễm không khí đó thôi. Những người mang ô nhiễm không khí đó tỷ lệ chết của họ đã là 100 lần, nghĩa là chắc chắn họ sẽ chết.

Khi cách ly thì tỷ lệ chết giảm rất nhiều, không phải do cách ly không còn virus thì không chết nữa mà cách ly làm không khí thay đổi ngoạn mục, không còn xe cộ đi lại, không còn những sinh hoạt của con người gây ô nhiễm nữa, giảm hoạt động công nghiệp - nông nghiệp thì tự nhiên ô nhiễm giảm đáng kể.


Trong vòng 2 tuần cấm bay, cấm di chuyển, không khí đã cải thiện đáng kể ở rất nhiều nơi như Delhi, Mumbai, Seoul, Vũ Hán và người ta thấy được bầu trời xanh trong, chứ không phải đục ngầu như trước đó. Khi ngưng hoạt động của con người, chất độc cyanide giảm hẳn thậm chí không còn, đồng thời tỷ lệ tử vong COVID giảm. Mọi người nói Trung Quốc không cung cấp số liệu, Trung Quốc giấu nhẹm số người chết sau khi giãn cách xã hội, nếu nhiễm virus làm sao ngừng chết nhanh đến vậy chỉ bằng việc cách ly, nên người ta không tin số người chết đã giảm hẳn. Tôi thấy điều đó thật hài hước, người Mỹ lúc nào cũng nghĩ người Trung Quốc nói dối, người Nga là nói dối, đấy là cách tư duy của người Mỹ rồi. Vậy chính phủ Mỹ có nói dối không, truyền thông Mỹ có nói dối không? Ai là người đáng tin trong thời buổi này. Nếu chúng ta coi chúng ta là người Mỹ và chúng ta có quyền để xem thường những người khác và chúng ta không tin người khác, chính chúng ta tự đưa ra kết luận thì chúng ta trở thành trò hề rồi. Ở Mỹ khi bệnh viện cần khẩu trang thì không biết lấy đâu ra khi giao thương với Trung Quốc đã dừng lại, khẩu trang từ Trung Quốc không đến nữa thì người Mỹ không tự sản xuất được khẩu trang. Thật ra chúng ta cũng không phải thiên tài đâu, những vấn đề làm khẩu trang chúng ta giao cho Trung Quốc làm, giờ thì ta không biết tự làm, tự chúng ta tạo nên khủng hoảng do quá lười suy nghĩ rồi. Chúng ta sợ sệt, đổ thừa cho thế giới, đổ thừa cho Trung Quốc, vì ta không có năng lực để hiểu, không có tầm nhìn xa và rộng, điều này đáng buồn vì sự minh bạch không xảy ra ngay tại đất nước này. Chúng ta đang suy sụp nhưng lại dùng COVID gây phân tâm, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, hiện thời cũng không bình ổn về kinh tế. Vì quỹ y tế không còn đủ khả năng để ứng phó với dân chúng bị bệnh mãn tính quá đông.


Lúc này ở Mỹ, con số tử vong do COVID rất cao, có thể người ta gom hết số người chết cả những bệnh về hô hấp, người ta đếm hết con số bị COVID, người ta cố thổi phồng lên, đánh lạc hướng dân chúng, đổ lỗi y tế, kinh tế cho COVID. Các chính trị gia dùng con số số người chết COVID để gửi thông điệp, khiến họ thấy sao nước Mỹ lại tệ thế, tệ hơn cả các nước khác trong sự kiện này. Trung Quốc đã qua khỏi giai đoạn tử vong cao nhất là do thái độ của người dân trong việc ngừng đi lại, Mỹ cũng thực hiện điều này rất sớm nhưng ở Mỹ việc dừng đi lại là chưa đủ cho việc con số lây nhiễm hay tử vong giảm đi. Chúng ta đã nói “dừng đi lại” sẽ khiến con số tử vong giảm nhưng ở Mỹ lại không giảm, gần như nó vẫn như vậy. Vậy việc dừng đi lại có thực sự có hiệu quả không? Tỷ lệ tử vong ở Mỹ là 12% trong đó 88% là người đã có bệnh nền, vậy việc dừng gặp nhau thực sự có giảm số người chết ở Mỹ không?


Sinh tồn của địa cầu này được thực hiện bởi dòng không khí, dòng không khí tự vận chuyển mang dòng virus vi khuẩn đi, không cần con người phải mang nó đi. Nó đã di chuyển khắp địa cầu này mà mãi về sau con người mới có mặt, virus tự đi được. Không phải con người bay hay không bay, máy bay chở người mang virus đi từ nơi này đến nơi khác. Con virus nó sống trên địa cầu và nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi cùng một lúc, ngày xưa người ta từng đo được virus có thể ở các địa cầu khác nhau, bề mặt khác nhau, trên núi dưới biển, nghĩa là không phải nó đi, VIRUS ĐƯỢC SINH RA Ở NHIỀU NƠI CÙNG MỘT LÚC, dòng không khí mang những loại đó tiếp cận với nhau. Virus có thể lây ở không khí hoặc lây ở người bị ho, dịch đó bắn ra ngoài. Virus có truyền trong hạt hơi nước mà chúng ta ho ra, hạt đó có thể đi xa 1.5m, nếu đó là cách duy nhất mà virus có mặt và phải có sự vận chuyển do con người thì việc bay hay dừng bay nó sẽ ảnh hưởng, nhưng chúng ta biết rằng từ trước khi có máy bay thì virus đã có mặt khắp nơi trên địa cầu rồi. Cái mà chúng ta góp phần đó là sự di chuyển của chúng ta thay đổi tỷ lệ con virus đó, chúng có thể có mặt nhiều hơn ở nơi đông người nhưng không phải nếu ta không có mặt thì virus sẽ không đến, không sinh ra ở đó. Do đó không phải dừng bay thì sẽ dừng virus từ nơi này đến nơi khác.


Có những bằng chứng khoa học chứng minh virus tự sinh ra ở nhiều nơi cùng một lúc, kể cả những nơi không có con người sống thì vẫn có virus. Trong trường hợp này virus chuyển trong không khí bằng các hạt ô nhiễm, những hạt ô nhiễm sẽ tạo thành những túi khí và những túi khí này sẽ đi cùng khối ô nhiễm đó, ở nơi ô nhiễm thì virus càng nhiều và di chuyển cùng với nó, nếu bớt ô nhiễm thì sẽ bớt truyền trong không khí. Nếu di chuyển cùng bụi ô nhiễm thì nó đi được xa hơn và sống lâu hơn mà không ai giải thích được là tại sao. CHÚNG TA GÓP PHẦN VẬN CHUYỂN DÒNG DI CHUYỂN CỦA VIRUS CHÍNH BẰNG VIỆC TA TẠO NÊN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. Có những nghiên cứu, ở những vùng ô nhiễm, mật độ virus cúm cũng cao hơn. Những con virus bám vào bụi, không khí bị ô nhiễm nên vấn đề không phải di chuyển đi lại là vận chuyển virus mà vấn đề là giảm ô nhiễm nhanh. Mỗi lần ở một vùng có dịch, thường có những chiến dịch đi bộ, không dùng xe cộ để giảm ô nhiễm. Nên chúng ta sinh hoạt bình thường, đi lại gặp nhau bình thường nhưng trong phạm vi của xe đạp, đi bộ thôi, tỷ lệ virus sẽ không cô đặc ở một vùng nào đó mà nó sẽ trải ra, không dồn mầm bệnh về một nơi.


Bệnh cảm hay đến vào mùa đông, mùa thu và chúng ta nên thay đổi cách sinh hoạt là giảm các hoạt động vào mùa thu và mùa đông. Vì khi đó cây cối – chính là lá phổi của trái đất, chúng cũng rụng lá, nên giảm oxy, giảm việc tạo không khí sạch. Con người không thay đổi cách sinh hoạt trong mùa thu, mùa đông thì vẫn gây ra nhiều ô nhiễm, và như vậy thì những bệnh cúm, bệnh cảm mùa đông tăng lên. Môi trường dễ ô nhiễm vào thu đông vì lá cây giảm tạo oxy, nên mùa đông là mùa cúm không chỉ vì nó lạnh mà còn vì không có nhiều nắng để tạo vitamin D tăng cường miễn dịch, không có lá xanh để làm giảm ô nhiễm môi trường. Nên sinh hoạt của con người cũng phải thay đổi theo mùa. Virus luôn ở trong môi trường của chúng ta quanh năm, nó không quan tâm là mùa gì nhưng chính môi trường trong mùa đó tạo điều kiện cho virus mạnh lên. Sinh hoạt của con người không thay đổi theo tự nhiên sẽ tạo môi trường cho dịch cúm, bệnh phổi, bệnh hô hấp vào mùa đông. Bởi vì đó là vòng tự nhiên, chúng ta phải sống theo mùa nhưng chúng ta lại sống bất chấp. Trong khi nhìn vào tự nhiên, có những loài đến mùa đông là sẽ ngủ đông.


Trước kia những người già thường chết già, nhưng hiện nay ở các viện dưỡng lão, người ta sống 80, 90 tuổi bằng cách dùng thuốc nhưng sống không mạnh khoẻ mà sống nhờ vào thuốc. Vậy có gì liên quan đặc biệt đến người già trong dịch này? Một số nhà khoa học nói COVID là vấn đề được thổi phồng truyền thông, từ xưa đến giờ cũng vẫn có mùa cúm và những người lớn tuổi chết y như vậy. Những nước khác nhau cũng không so số liệu với nhau để nói là toàn cầu hay không toàn cầu, từ trước đến giờ nếu luôn luôn đi xét nghiệm, luôn gọi tên người già từng dịch cúm bị chết, xét nghiệm và gọi tên bệnh cúm đó ra thì nó cũng không khác gì bây giờ. Chẳng qua từ xưa đến giờ, chúng ta chấp nhận già rồi thì chết, chúng ta không đi xét nghiệm để biết chết vì virus gì và không gọi tên được nó. Những người già chết vì virus này có thông điệp gì không? Chúng ta có nên sợ chết khi chúng ta về già và có cần tìm xem những virus gì không hợp với người cao tuổi? Tôi khuyên mẹ vợ tôi đừng đến bệnh viện vì họ sẽ tiêm cái này cái nọ, bị cách ly trong đó, bị kẹt lại trong cách điều trị mà họ cho là do COVID.


Ở Italia, người ta thống kê được rằng những người cao tuổi (trên 65 tuổi) ở miền Bắc nước Ý cao hơn miền Nam nước Ý từ 5-7 tuổi, Ý là nước có số người thọ (nhưng không chắc là khoẻ) được điều trị thuốc men trong trại dưỡng lão cao nhất thế giới, ở Châu Âu số người cao tuổi đông hơn (dân số già) với tỷ lệ tuổi trung bình là 49, ở Mỹ và Trung Quốc là 36, vẫn là dân số trẻ. Ở Châu Âu số nhóm người già mà sống mãi rất đông. Ở Mỹ tuổi sinh học không già như những nước châu Âu (nghĩa là tuổi vẫn trẻ nhưng cơ thể già), vì ở Mỹ tỷ lệ người trẻ bị bệnh mãn tính như người già rất đông. Ở Mỹ tỷ lệ chết cao như vậy cũng dễ hiểu thôi, nước Mỹ cũng là nước có tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính cao: tiểu đường, tim mạch, thừa cân béo phì dẫn đến nhiều chứng bệnh khác, chứng bệnh mãn tính càng ngày càng trẻ hoá (tuổi mắc bệnh mãn tính của người trẻ rất cao). Ở Mỹ tỷ lệ trẻ vong sơ sinh trước 5 tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao nhất so với những nước văn minh. Về sức khoẻ nước Mỹ đứng hàng thứ 35, đứng sau các nước ở xứ văn minh khác, so với các nước hiện đại thì sức khoẻ của Mỹ là tệ nhất, không tương đồng với mức phát triển kinh tế.


Trong COVID, ở Mỹ cũng có nhiều ca tử vong trẻ hơn so với Úc, ở Úc toàn 80-100 tuổi tử vong, lâu lâu mới có 30 hay 40 tuổi tử vong mà những người đó cũng không hoàn toàn mạnh khoẻ tự nhiên chết, đều là những người đang mắc 2-3 loại bệnh và đang dùng 2-3 loại thuốc. Các chủng cúm hay covid, Sars, virus bám trong thụ thể trong phổi có tên là ace2 (h2), thụ thể này bám trên bề mặt phổi. Tuổi càng cao hoặc mắc các bệnh phổi thì các h2 này càng tăng. Hiện tượng các thụ thể này tăng thì cũng tăng nguy cơ người đó bị cúm hay bị phổi, thường xảy ra với người bị bệnh hô hấp nhưng nó không có ở người bị bệnh tim mạch (tuần hoàn). Tuy nhiên, nếu người bị tim mạch và tiểu đường dùng 2 loại thuốc này, sau khi dùng thuốc sẽ thay đổi tình trạng của bệnh nhân. Thuốc Statin và Ace Inhibitor Medication - là 2 loại thuốc bắt buộc phải kê cho bệnh nhân tim mạch và tiểu đường, khi dùng thuốc này nó ảnh hưởng đến h2. Các thuốc đó ức chế h2 và phải dùng thêm một loại thuốc khác nữa. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch và tiểu đường dùng thuốc này làm tăng nguy cơ tử vong, vì thụ thể h2 của họ đã bị can thiệp.


Do đó hệ thống chăm sóc y tế người già nói riêng và của Mỹ nói chung quá phụ thuộc vào dược phẩm Tây dược. Tỷ lệ bệnh mãn tính cao mà cứ dùng Tây dược, thì cứ bịt chỗ này xì chỗ kia. Lẽ ra khi dịch đang xảy ra, những thuốc mà can thiệp vào thụ thể h2 phải được dừng lại, ngưng sử dụng cho bệnh nhân và cho bệnh nhân ăn uống lành mạnh để họ tăng miễn dịch lên, nếu chúng ta làm như vậy thì có lẽ sẽ cứu hàng ngàn mạng người. Ví dụ thuốc chống đột quỵ, thật ra nguy cơ bị chết vì đột quỵ thấp hơn chết vì dịch như thế này, nếu dừng thuốc đột quỵ trong 6 tháng cũng không làm tăng nguy cơ đột quỵ, thay vì vậy, trong thời gian đó, cho họ ăn uống tự nhiên, thực vật lành mạnh thay vì dựa vào thuốc tây. Và nếu đó là cách y tế Mỹ tiếp cận với bệnh thì tỷ lệ tử vong đã khác hẳn. Chúng ta biết rằng thuốc này làm tăng thụ thể h2 cũng có nghĩa là tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, nhưng không có một chính sách thay đổi nào xảy ra trong phác đồ điều trị những bệnh mãn tính. Bên Mỹ, những người già trong trại đều có một trong hai bệnh này hoặc có cả hai. Nếu dừng tất cả các thuốc dài hạn này, nguy cơ mắc virus cúm, sars, covid hay mars đều có thể giảm.


Một điều nữa là chúng ta phải dừng việc tiêm chủng cúm cho người già. Nếu tiêm loại cúm này thì khả năng mắc virus cúm khác, thậm chí là corona cao hơn, vì hệ miễn dịch của cơ thể không thật sự khoẻ thì nguy cơ nhiễm các chủng cúm khác còn cao hơn, đây là điều đã được biết, được hiểu một cách phổ biến rồi. Chúng ta cần bị cúm thật để hệ miễn dịch của chúng ta mạnh lên nhưng nếu chúng ta chống lại việc bị cúm bằng cách tiêm nhân tạo thì chúng ta không có cơ hội để hệ miễn dịch mạnh lên. Chúng ta tạo kháng thể giả tạo do tiêm chủng nhân tạo thì chúng ta không có khả năng chống được nhiều loại virus khác nhau. Nếu có một loại lạ hơn thì cơ thể không có khả năng chống lại loại đó. Thay vì chúng ta tìm cách chống một loại virus cụ thể nào đó, thì hãy tìm cách để cơ thể của chúng ta thích ứng với môi trường mà virus thay đổi liên tục.


Nếu họ biết có một dịch cúm mà họ cho rằng corona nguy hiểm hơn cúm bình thường 100 lần thì phản ứng đúng là ngay mùa đông vừa rồi phải dừng hết tiêm chủng cúm, bỏ hết những thuốc làm tăng thụ thể h2. Phải để cơ thể đi qua mùa dịch đó, hệ miễn dịch sẽ học cách chống bệnh đó, nhưng chúng ta đã không làm như vậy. Các bằng chứng khoa học đều đã có, các tổ chức cộng đồng đều biết nhưng không có động thái nào diễn ra để bảo vệ sức khoẻ người dân.


Khi tàu du lịch này đến thì họ đã biết trên đó có virus corona, họ không được cập bến. Trong 14 ngày cách ly không ai bị chết cả. Lẽ ra sau tuần đầu tiên, con tàu đó có người bị corona, những vị khách trên tàu đó bị nặng thì phải có tử vong nhưng nó lại không xảy ra dù phần lớn trên tàu là người trên 70 tuổi, trên tàu cũng có trẻ con, mà người ta không cách ly các hành khách với nhau, chỉ cách ly tàu với đất liền thôi. Trên tàu họ vẫn giao tiếp với nhau mà không có ai bị nguy kịch hay bị chết, họ có 3700 người, virus thì luẩn quẩn ở đó mà không ai bị làm sao. Chỉ có một vài người bị nhiễm, sau khi xuống khỏi tàu vài tuần thì có một số người chết, nếu thử trong máu sẽ có virus nhưng những người tử vong đó cũng là người dùng 2 loại thuốc đã nói như trên (Statin và Ace Inhibitor Medication - là 2 loại thuốc bắt buộc phải kê cho bệnh nhân tim mạch và tiểu đường). Nếu tính cộng đồng của du thuyền đó mà nhân rộng ra thành cộng đồng dân số của Mỹ thì tỷ lệ cũng là 1/3000, nếu so với tỷ lệ năm 2017 chết do cúm ở mỹ chết đến 7%, đây không phải con cúm nguy hiểm chết người so với các con cúm khác nhưng cách chúng ta phản ứng và xử lý lại sai.


Thay vì học kinh nghiệm của quá khứ thì chúng ta nhanh chóng kết luận rằng đây là virus nguy hiểm, đếm từng ca chết và đổ thừa cho con virus đó, thay vì thay đổi tư duy của chúng ta (tư duy đây là vấn đề hô hấp và cần được thở máy thở) làm số người chết tăng cao, thay vì xử lý ở hồng cầu chứ không phải nhồi oxy. Chúng ta không đáp ứng đúng bản chất của việc đang xảy ra vì bác sĩ bị tẩy não, bác sĩ được đào tạo không dùng chính giác quan của chúng ta để quan sát bệnh nhân, chúng ta không tin chính chúng ta mà chỉ tin những kết quả xét nghiệm một cách máy móc, chúng ta không còn khả năng tin vào năng lực của chúng ta để đưa ra quyết định khôn ngoan. Vì bác sĩ không thực sự vì bệnh nhân, bác sĩ chỉ làm theo những quy trình được định sẵn, họ sợ rằng nếu không làm theo quy trình họ có thể bị bệnh nhân kiện. Mỗi khi ra một liệu trình điều trị bệnh nhân thì đều chờ kết quả thử máu và Scam. Và nếu bị kiện, họ sẽ nói tôi dựa trên kết quả thử máu, chúng ta bị tê liệt chính chúng ta, không dùng não của chúng ta nữa vì hệ thống y tế bảo chúng ta làm như vậy, ta nhắm mắt làm theo vì sợ bị kiện, nên chúng ta làm chết bệnh nhân.


Vậy mùa thu năm sau các bác sĩ sẽ làm gì? Sẽ lùa bệnh nhân vào tiêm chủng chích ngừa cúm, có thể mùa đông năm sau COVID vẫn còn nặng, mỗi loài virus phát lên nó ở lại 2 năm. Đến mùa hè năm sau nữa thì nó vẫn ở trong môi trường nhưng nó sẽ không còn nguy hiểm. Sau đó bệnh sẽ tự giảm, họ sẽ công bố một loại vắc xin và họ sẽ nhận công, họ nói nhờ loại vắc xin đó mà COVID không còn nguy hiểm nữa. Về mặt khoa học điều đó là không thể vì chu kỳ của nó sau 2 năm sẽ yếu đi, nó biến đổi và ra một loại khác. Đừng để truyền thông dắt mũi là họ ra được vắc xin chống được corona để đánh lừa chúng ta. Tôi tin vào vắc xin nhưng theo cách thông minh, chúng ta phải thông minh thì mới hiểu được cách tạo ra vắc xin trong tương lai. (Năm 1986, tổng thống Bush đã miễn trừ trách nhiệm của hãng dược sản xuất vắc xin, trước đó hàng năm thì đều có những ca tử vong, và hãng dược bồi thường rất nhiều tiền. Sau 1986, thì công ty dược không phải chịu trách nhiệm gì và tiêm chủng ở Mỹ là bắt buộc, các trường hợp tự kỷ, tử vong, biến chứng do vắc xin ngày càng cao. Dân Mỹ bây giờ, thay vì kiện hãng dược thì họ đi kiện chính phủ - mà điều đó là rất khó. Nên nếu có biến chứng thì phải tự chịu).


Để ra vắc xin an toàn thì phải đảm bảo tính hiệu quả của vắc xin đó, phải có trách nhiệm của nhà sản xuất, người sản xuất phải hiểu về vắc xin hiểu về hệ vi thể, đó là làm hệ vi thể và hệ miễn dịch mạnh lên thực sự chứ không phải đánh lừa nó. Khi có kiến thức khoa học hệ vi thể, chúng ta sẽ không coi vi khuẩn là kẻ thù, và sẽ ngừng hủy diệt chúng. Chúng ta chấp nhận con người là một phần của hệ sinh thái và hệ sinh thái chung với các vi thể đó. Nhờ vi thể mà ta có khả năng thích ứng, khả năng phản hồi và chống bệnh ung thư, làm sao tránh những bệnh mãn tính mà giờ đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng, đe doạ sự sống trên địa cầu của chúng ta.


Việc những người già bị cách ly trong bệnh viện, mà những giây phút cuối không được trả về cho người thân, đó là hành động vô nhân đạo. Virus vi khuẩn là cần thiết, nó dạy cho chúng ta những bài học, do chúng ta sống sai mà nó trồi lên, giống như chúng ta làm nông nghiệp sai thì cỏ dại cần phải mọc lên. Nhưng con người cần phải được kết nối, cần có gia đình và những người thân yêu, điều đó rất quan trọng. Ngăn cấm như thế là một phương pháp sai, nó là vấn đề của tư duy. Chúng ta có nên sợ chết đến mức mà không được gặp nhau, để người nhà chết một mình chứ không có mặt người thân bên cạnh? Chúng ta chết trong vô nhân đạo như vậy sao, phải chấp nhận quy định sao? Chúng ta nhìn vào một thế giới tối tăm âm u và như là ta mất hết khả năng kiểm soát điều xảy ra?


Nếu nói rằng có những tội ác được thực hiện trên nhân loại thì tôi không nghĩ corona là kết quả của vũ khí sinh học từ phòng thí nghiệm. Tội ác ở đây là bắt những người bệnh nhân phải chết đơn độc. Ở giai đoạn nào của lịch sử nhân loại, chúng ta quyết định một cách phổ thông đại trà là để người thân chết đơn độc? Ở trong hải quân chúng ta được học rằng không bao giờ được để cho chiến binh trên chiến trường bị chết đơn độc. Họ sẵn sàng bắn súng máy để cứu người đồng đội bị thương đó để họ không phải chết đơn độc. Cái nỗi sợ chết nào đã được nâng cao tới mức cả nhân loại đồng lòng với nhau để những người già, bệnh, yếu chết một mình, kể cả người trẻ cũng bị cách ly lúc chết. Cái đó là vô nhân đạo, nó còn tệ hơn cả bắn súng máy. Chúng ta bị kích hoạt mức hoảng sợ cao, chúng ta quá sợ COVID, trong khi tỷ lệ tử vong của nó chỉ bằng tỷ lệ tử vong của cúm bình thường. Chúng ta đã làm gì với nỗi sợ khổng lồ này? Chúng ta đã xé bỏ những mối nối, những mối quan hệ mà vốn dĩ quan trọng với con người.


Chúng ta được sinh ra với một động cơ bản năng là luôn luôn được kết nối, có mặt đồng hành với nhau. Thậm chí trong hiến pháp cũng ghi không cấm hội họp tụ tập và gặp nhau để thực hiện tâm linh, cùng nhau trải nghiệm những hoạt động tâm linh bởi đó là nền tảng quan trọng để phát triển đời sống tâm linh. Có 2 thời điểm quan trọng để phát triển tâm linh: thời điểm sinh của một đứa trẻ và thời điểm sinh ra trong thế giới tiếp theo của người già. Hai thời khắc sinh đó là 2 cột mốc tâm linh quan trọng xảy ra trong nhân loại.


Thời khắc thứ nhất rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể nhớ được nó tuyệt vời như thế nào (thời khắc sinh nở là một thời khắc tâm linh chứ không phải một sự kiện y tế). Khi ở trong bụng mẹ, ta nghe những tiếng động bên ngoài, thỉnh thoảng chúng ta cũng cảm nhận được ánh sáng nắng buổi sáng xuyên qua bụng mẹ, chúng ta có thể thấy loáng thoáng những bóng chuyển động ở thế giới bên ngoài, ta có thể thấy màu vàng đỏ như nắng xuyên qua da thịt bụng mẹ, buổi tối ta thấy sự yên ắng và an bình, bên cạnh ta là trái tim của người mẹ đang đập, ta cảm thấy thật sự yên bình vì được bảo vệ trong khoảng không gian đó. Sau 9 tháng, ta sẽ có trải nghiệm khác, ta từng chỉ biết đến không gian bụng mẹ, có một áp lực khổng lồ đặt lên vai của chúng ta, ta đi qua khỏi sự kiện đó với cả cơ thể được bao bọc bởi hệ khuẩn. Hệ miễn dịch của chúng ta chưa bao giờ tiếp cận với nhiều thứ khác lạ đến vậy. Những con vi khuẩn bao quanh chúng ta, nó giải mã, nó gửi cho ta những tín hiệu để ta chuyển tiếp từ trong đường hầm tối tăm và có nhiều áp lực, nhịp tim của chúng ta tăng đến 180 của một em bé đang chui ra, thậm chí có lúc nó đập đến 250 nhịp. Dưới áp lực đó, ta còn tưởng chúng ta tiêu rồi, rồi ta tự hỏi sao ta lại có một trải nghiệm ghê gớm như vậy, lại bị ép trong áp lực như vậy và bất thình lình ta thấy ánh sáng, ánh sáng bao trùm, những áp lực không còn nữa, ta không thể tin được vẻ đẹp chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta. Vẻ đẹp khuôn mặt của người mẹ, nhìn thấy hàng ngàn màu sắc chỉ trong con mắt của mẹ thôi. Bạn mở mắt nhìn mẹ, màu sắc và ánh sáng như hào quang, có cái gì đó bay xung quanh người mẹ (ta gọi nó là tóc) giống như màu của cầu vồng vậy. Sau đó là bao nhiêu quang cảnh, bao nhiêu màu sắc, trời xanh, đồng ruộng xanh, rồi quang cảnh mặt trời lặn đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Không thể tưởng tượng thế giới đẹp đến dường nào. Rồi chúng ta lớn lên, chúng ta quên hết mọi sự mầu nhiệm đó, chúng ta quên rằng chúng ta được sống là một phép lạ của vẻ đẹp tuyệt vời, mỗi một ngày. Chúng ta thu lại sự tồn tại của chúng ta trong một hộp khô tẩy sạch trùng, chúng ta lái những chiếc xe, và cái xe đó thải khí thải độc vào môi trường. Chúng ta đi trên thảm, làm việc trong cao ốc văn phòng, ta làm việc trên những bàn làm việc được tạo ra bởi các chất có thể gây ung thư, chúng ta ngồi cả ngày ở đó. Rồi chúng ta đi chợ, chúng ta mua đồ ăn được xử lý bằng những chất gây ung thư, rồi ta về nhà và ngồi thừ ra đó, dùng những thiết bị có ánh đèn màu xanh, và ánh đèn đó làm rối loạn sinh hoạt vòng mặt trời của chúng ta, việc bị lệch với chu trình của tự nhiên khiến ta bị trầm cảm, mất kết nối. Chúng ta lại già, lại bệnh rồi ta đến khúc chuyển tiếp cuối cuộc đời. Giây phút cuối cuộc đời, chúng ta sẽ thấy cuốn phim của cuộc đời nó hiện lên trở lại, khi mắt chúng ta mờ đi. Cả cuộc đời của chúng ta sẽ được chiếu lại và cơ thể của chúng ta sụp đổ, chúng ta không thở nữa, nhịp tim không còn nữa. Và đây là lần thứ hai chúng ta đi qua một cái đường hầm tăm tối, một lần nữa cả con người chúng ta bị kéo vào, như một trải nghiệm chúng ta khó diễn tả. Và rồi chúng ta đến bên kia, nó đẹp và sáng rực hơn bất cứ cái gì chúng ta tưởng tượng được. Nhưng bác sĩ không cho chúng ta đi, bác sĩ kéo chúng ta lại, bác sĩ muốn chúng ta sống, tiêm thuốc cho chúng ta tỉnh lại, làm mọi cách để tim chúng ta đập trở lại. Và chúng ta muốn nói với bác sĩ rằng ở bên kia đẹp hơn rất nhiều, tôi đã sẵn sàng để đi rồi, tôi cần được tái sinh. Tôi biết rằng tôi được đón nhận ở bên kia, tôi là thực thể tuyệt đẹp bằng ánh sáng, tôi quá hào hứng để đến đó.


Nguy hiểm thực sự mà chúng ta đối diện không phải nguy hiểm từ virus, mà là NỖI SỢ CHẾT của chúng ta. Chúng ta miễn nhiễm, chúng ta không hiểu được thời khắc thực sự của cái chết, nhưng cái chết là lý do chúng ta sống, để được chuyển hoá và tiến hoá. Để ta hiểu rằng ta không phải là cơ thể sinh học này, ta là thực thể tâm linh, thực thể ánh sáng, thực thể tâm linh chứa trong cơ thể sinh học trong một giai đoạn nhất định. Nhưng đáng tiếc thay ta lại sợ việc tiến hoá chuyển tiếp của chúng ta. Và vì nỗi sợ đó, nên khi đang sống chúng ta bỏ qua hết vẻ đẹp của cuộc sống, chúng ta quên vẻ đẹp khuôn mặt của người thân yêu, của con chúng ta, vẻ đẹp của mỗi chúng ta và ta sẵn sàng để người khác phải chết một mình, vì ta sợ bị lây virus. Virus - nó là vật liệu gen trôi nổi trong không khí, và nó luôn ở đó từ đầu đến giờ, nó có mặt trước cả chúng ta. Câu chuyện chúng ta được dạy sai rồi. Đây không phải là một lý thuyết tưởng tượng, đây không phải nỗi sợ từ phòng thí nghiệm của chính phủ nào đó. Đây là câu chuyện nỗi sợ của nhân loại, câu chuyện chúng ta sợ cái chết của chính chúng ta, chúng ta sợ sự tái sinh của chúng ta.


Chúng ta cần phải định hướng lại chính chúng ta, ta cần hiểu cách sống, ta cần đặt mọi thứ vào đúng chỗ không chỉ là chỉnh sửa hệ thống y tế, chúng ta còn phải đặt lại ngành sản xuất công nghiệp - nông nghiệp tiêu dùng, cần đặt lại đúng chỗ năng lượng và giao thông, tất cả đều cần phù hợp với môi trường sinh học thì ta sẽ biết cách tạo ra năng lượng sạch cho môi trường. Chúng ta có thể học cách làm lại tất cả cho đúng nhưng trên hết tất cả, ta cần học cách yêu quý và ăn mừng cuộc sống chứ không phải sợ chết. Chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta sẽ đối xử với nhau khác hơn. Chúng ta không cần một cuộc cách mạng nào cả, chúng ta cần tiến hoá vượt lên nỗi sợ của chính chúng ta. Chúng ta cần tìm tình yêu trong cuộc sống, nó là một trải nghiệm và tôi tin điều này thông qua sự khôn ngoan. Cái gắn kết mọi thứ không phải tình yêu mà cái gắn kết mọi thứ là vẻ đẹp và phản ứng của chúng ta khi ngắm nhìn vẻ đẹp đó, nó mới tạo ra tình yêu.


Nếu bạn không được yêu, hay không biết yêu bản thân chúng ta, hoặc người thân yêu của bạn sắp qua đời, thì hãy dừng đi, đừng cố tạo ra cảm giác yêu thương con người. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút hãy chứng kiến vẻ đẹp của sự sống. Vẻ đẹp sự sống có mặt ở khắp nơi và tự nhiên bạn sẽ thấy yêu thương con người. Kể cả con virus nó cũng có vẻ đẹp của nó và bạn phải ngưỡng mộ nó, cả vẻ đẹp của hệ vi thể xung quanh chúng ta. Chúng ta cần thấy vẻ đẹp của mỗi hơi thở, vẻ đẹp của hành tinh mà tự nó biết hít thở. Và khi ta để cho cả hành tinh được thở, ta sẽ thấy vẻ đẹp của những va chạm vuốt ve của con người, những cái ôm. Rồi họ sẽ nói với các bạn rằng không cần phải cách ly nữa, các bạn quay lại sống bình thường như cũ đi. Tôi hi vọng rằng bạn sẽ không trở về cuộc sống bình thường như cũ nữa. Chúng ta cần một cái BÌNH THƯỜNG MỚI, khi không bị cấm gặp gỡ, cấm cách ly thì đừng trở về với cách sống cũ, hãy sống khác, hãy nhìn thấy vẻ đẹp ở mọi nơi, hãy đắm chìm trong vẻ đẹp ấy, hãy tìm ra thật nhiều vẻ đẹp ấy trên thế gian. Hãy yêu nhau vì nhìn thấy vẻ đẹp của nhau thì chúng ta sẽ hiện thực một tương lai rất khác, chúng ta tuyệt vời hơn bình thường rất nhiều. Tất cả sự kiện xảy ra đều để đánh thức con người không sống như trước đây. Cả sự kiện COVID không phải để chúng ta mong nó qua đi để trở lại như cũ mà chính là CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ CÒN NHƯ CŨ NỮA? Mục tiêu của con người là TIẾN HOÁ và khi tiến hoá đúng, mọi cái sẽ đúng theo. Tóm lại mọi người quá sợ chết và vì quá sợ nên đối xử với cái chết sai.

---

Từ fb Vy Vy Nguyen

Monday 31 May 2021

visual cafe in Sài Gòn

tình cờ nhìn thấy, trong email bạn pv.  không nhớ ngày xưa báo nào đăng nữa.

 Cà phê thị giác ở Sài Gòn.

Nói về quán cà phê nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là một quán cà phê, có treo vài bức tranh phong cảnh hay trừu tượng, thậm chí, treo cả thư pháp. Chuyện quán cà phê treo tranh trên thế giới cũng là chuyện bình thường. Ở Việt Nam, có lẽ, được nhắc đến nhiều nhất là café Lâm ở Hà Nội, nơi lưu lại nhiều bút tích của bậc thầy tranh phố Bùi Xuân Phái. Nhưng đó cũng chỉ là những quán cà phê có treo tranh nghệ thuật.

Ở Sài Gòn, chuyện nghệ sĩ mở quán ăn, cà phê cũng không hiếm. Thoảng vẫn có một vài nơi do nghệ sĩ hùn vốn mở ra, có trưng bày một vài tác phẩm của chủ nhân. Nhưng, cũng chỉ ngừng lại đó, bởi tính chất cố định luôn mang một chút nhàm chán, nhất là trong nghệ thuật thị giác. Khoảng từ năm 2004, ở Việt Nam cụm từ visual art (nghệ thuật thị giác) bắt đầu được nhắc đến nhiều, bao hàm các loại hình nghệ thuật mới như performance (trình diễn), installation (sắp đặt), video art… lẫn với những loại hình mang tính chất hàn lâm như điêu khắc, hội họa…

Đầu năm 2006 trên báo chí bắt đầu thường xuyên xuất hiện những thông tin triển lãm từ một quán cà phê có tên gọi là “Himiko visual café”, mà người gầy dựng nó, nghệ sĩ thị giác Himiko Nguyễn cũng xuất thân từ lò, trường Mỹ Thuật thành phố Hố Chí Minh. Sau đó mấy tháng cũng xuất hiện thêm quán cà phê tận dụng không gian phòng tranh ở Mai gallery, và một năm sau, thêm quán cà phê nghệ thuật thị giác Titan xuất hiện, mà chủ nhân của nó cũng xuất thân từ trường Mỹ Thuật Huế.

Trào lưu hay tâm huyết? Và sự đón nhận?

Theo lời của chủ nhân Himiko visual café, chị không biết gì về những quán cà phê nghệ thuật trên thế giới. Ý tưởng mở Himiko visual café của chị xuất phát từ việc muốn đưa tác phẩm của mình và bạn bè đến gần với mọi người hơn nữa, khi mà, việc bước vào gallery cũng như bảo tàng hãy còn là một việc hiếm hoi của số đông bạn trẻ, Và cà phê cũng gần như là một nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn, nơi mà tập trung đầy đủ tất cả các thể loại quán cà phê, từ bình dân đến sang trọng với đa dạng kiểu cách. Bản thân chị cũng không đủ lực để mở một không gian như thế nếu không nhận được sự ủng hộ và

giúp đỡ của những người chị, người bạn. Và, mỗi người một cách giúp đỡ, từ không gian, đến bàn ghế, đến mọi chi tiết trang trí trong quán, đều có sự góp sức của vài họa sĩ bạn bè. Từ đó, Himiko ra đời với một sự phá cách không thể trộn lẫn vào đâu. Như những cái ghế thô mộc được làm từ pa-ghếch (?), loại gỗ tạp dùng để đóng kiện chở hàng, cũng được design lại thành một style rất riêng của Himiko, khiến nhiều người thích thú. Và một kiến trúc sư người Nhật đã đặt mua ngay một bộ để mang về Nhật copy. Và tranh tượng, những cuộc triển lãm Mỹ Thuật cũng là một nét làm nên sự độc đáo riêng biệt ở Himiko, với sự thay đổi thường xuyên về không gian, màu sắc. Rất nhiều bạn trẻ ban đầu đến với

Himiko vì sự tò mò, sau đó quay trở lại vì sự thích thú cũng như bỡ ngỡ vì những sắp đặt không gian thường xuyên hoán đổi. Khi thì là một bức tường rêu phong ngoài phố, khi thì là những bức ảnh khỏa thân màu đỏ, khi lại là một sắp đặt nghệ thuật dưới sàn, trên trần… xen lẫn vào tiếng nhạc jazz, blue nhè nhẹ. Dần dần, những cái-ngỡ-như-là-lạ ấy quen dần với mọi người, và, không gian nghệ thuật được sắp đặt bởi Himiko đã trở nên gần gũi và là hòa quyện với mô hình cà phê thành một thương hiệu cà phê art đầu tiên được biết đến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không dừng ở đó,

Himiko còn lọt vào topten những cuộc bình chọn những quán cà phê lạ, mang phong cách độc đáo nhất Sài Gòn trên những diễn đàn cà phê. Có vẻ như, người nghệ sĩ ấy đã thành công khi đưa nghệ thuật hòa hợp vào một thói quen đại chúng của dân Sài Gòn. Mà không những thế, Himiko còn trở thành một trong vài không gian nghệ thuật uy tín và thường xuyên được giới thiệu cho những curator, nghệ sĩ hay những phóng viên nước ngoài quan tâm đến những hoạt động Mỹ Thuật ở Sài Gòn. nhưng quả thực, không phải cứ nghệ thuật vào là sẽ thành một thương hiệu. Quán cà phê tranh ở gallery Mai hầu như không được biết đến, và chừng nửa năm sau khi mở ra, đã chuyển sang thành một kiểu cà phê phòng trà hát nhạc sống . Titan visual art café thì là một cuộc chơi đơn lẻ của người họa sĩ chủ nhân, cũng bắt theo cái mô típ vật liệu rẻ tiền nhưng độc đáo ở Himiko, Titan cũng sử dụng pa- ghếch làm vật liệu chính để làm bàn ghế. Nơi đó, thời gian đầu, chỉ treo chính tranh của họa sĩ, cũng tạo thành một quán cà

phê nhỏ nhỏ xinh xinh. Và sau khi tham gia một hai cuộc chơi nghệ thuật, sau một năm, Titan cũng mất bóng. Có vẻ như là anh họa sĩ đã quá mỏi mệt với việc cân bằng một không gian đòi hỏi phải đổ hết lực, dốc hết sức, một việc làm vô cùng cản trở đến việc sáng tác cá nhân và đam mê rong ruổi đã ngấm vào máu những người nghệ sĩ.

Tồn tại hay biến mất.

Giờ thì chỉ còn mình Himiko đơn độc trong loại hình này. Từng tưởng như sẽ biến mất khi mà vừa trở về sau 3 tháng tham gia trại sáng tác ở Hàn Quốc năm 2007, chị Himiko Nguyễn đã dọn Himiko trong vòng 1 tuần và tạm ngưng trong sự ngỡ ngàng của những người khách quen. Có lúc, chị ngao ngán muốn rời bỏ, vì vừa tạo dựng được một không gian, thì lại gần như bắt đầu lại từ đầu khi đi tìm một chỗ mới. Tự tin với mô hình này, nhưng không đủ lực để một mình duy trì nuôi dưỡng nó. Vận động người thân góp sức thì nhận lấy những cái lắc đầu, vì với suy nghĩ, thành công phải đi liền với tiền bạc, mà nghệ thuật thì khó đi đôi cùng. Từ khi dời qua địa điểm mới, lịch hoạt động nghệ thuật ở Himiko kín đều mỗi tháng, nhưng không ai biết đằng sau gương mặt cười là cảm giác méo xệch của chị vì không biết sẽ kéo dài được Himiko đến bao giờ.

Nghệ thuật cũng cần sự kết hợp

Tự nhận mình không giỏi về kinh doanh, không thể quản lí nổi những con số chi li tính toán, cũng như, không đủ sức để gồng Himiko khi chi phí cà phê chỉ vừa đủ trang trải những chi phí cơ bản chứ chưa thể gánh nổi tiền nhà. Đằng sau cái tiếng thành công của Himiko là một lung lay vô hình không ai nhìn thấy. Dù chủ nhân của nó cũng xoay sở khá nhiều cách, kiêm luôn cả nhân viên, nhận cả vai trò đầu bếp nấu ăn cho nhóm nghệ sĩ nước ngoài muốn tổ chức party tại quán. Mong muốn của chị hiện tại là tìm được người hợp tác về mảng tài chính và quản lí, để chị có thể chuyên tâm vào mảng nghệ thuật, và sáng tác. Đó là sự kết hợp cần thiết để có thể đứng vững và trở nên lớn rộng hơn.

Có thể nói, Himiko visual café được nhắc đến như quán cà phê thị giác đầu tiên ở Sài Gòn, với đúng tính chất của cụm từ đó. Sau ba năm ra đời, nơi đây đã diễn ra khá nhiều triển lãm giới thiệu những gương mặt trẻ, nhiều buổi giao lưu trò chuyện trao đổi với các nghệ sĩ trong nước lẫn quốc tế. Góp phần làm sôi nổi khung cảnh nghệ thuật vốn khá êm ả ở Sài Gòn. Góp mặt khá nhiều vào các chuyên mục nghệ thuật của các tờ báo uy tín, đài truyền hình trogn mỗi cuộc triển lãm. Đúng như cái tên mang ý nghĩa “Đứa trẻ nhìn thấy lửa”, Himiko đã nhen lên một ngọn lửa về lòng yêu nghệ thuật. Mong lắm thay ngọn lửa này đừng tắt, và mô hình cà phê thị giác đừng là một lần nhen lên rồi và tắt ngúm trong thành phố sôi động này.


Vy Thụy.















Himiko visual cafe II

nhân việc trả lời list câu hỏi dài dằng dặc, lục lại được một đống kỷ niệm vui ở nơi chốn nhiều kỷ niệm truyền thông nhất.


 

Saturday 16 May 2020

REPLY for INTERVIEW (from Chicago)




Dear...,
Reading a few initial questions from your survey, I realize you (as many others) had made a default assumption to label my COME_OUT project is for LGBT population only. Unfortunately, you did not come to experience it directly to have an accurate understanding about this project. Therefore, I attached the artistic statement of COME_OUT for you to have a read. The original Vietnamese name is OUTSIDE (NGOÀI SÁNG). Because LGBT is also one of many subjects involved in this work, so I used the title COME_OUT as an English version. It was a play and word metaphor as I did not see much different in the meaning.
My previous project involved Lesbians subjects, and thus, my identity had been assumed and identified to LGBT population. And this project COME_OUT, in addition to my mockery of the ridicules and indecisions regarding our social prejudices, was also a statement reflecting my questions about LGBT. I do not like to be moulded or labelled myself rigidly as these categorical gender definitions in our society. I am a woman, and my sexual identity can be defined by the ones I fall in love with. Some people think I am bisexual. I wish I could be. In my perspective relating to relationship, bisexuals have a lot of choices because of predestined closeness opportunities. I personally find bisexuals are very attractive and interested people, but I do not think I am one of them.
Sexuality, in our Asian perspective, is a private matter, inside a closed room. Thus, the difference in sexuality should just project inside of that room. In response to the question regarding my gender, I took off my clothes, naked under the light of a light bulb inside that closed room. So, who am I, fully naked in front of you while your eyes fix on my body? If you are a man and I love men, but I do not love you. Well, I cannot make love to you. If you are a woman and I love women, but I do not love you. I cannot make love to you either. Does the question of sexuality matter when there is no love between us? Sex, with me, is a mysterious domain in which I could only reach out to very few people, at the time, I knew it was love.
If stripping off is the core answer, is this really the answer here? You and I, we do not love each other, why we try to find out what are in that closed room and the inner hidden corners of love? That was what I mentioned in the artistic statement of COME_OUT. I also do not want to frame the viewers through my judgment and perspective. Many people have many different feelings, and I welcome those thoughts.
I attached the artistic statement about OUTSIDE (NGOÀI SÁNG) or COME-OUT as English version. There are quotes from famous people. Those thoughts were from ancient times, and still valid today. I hope you will have better understanding regarding the question about my gender identity. After this reply, if you still want to process the survey, let me know.

and in this interview video, there's English subtitles translated my words about Come_out project (from 2:52)

H. (05/05/2020)
PS : I'm sorry for the delay, because my English is not good enough (I study Russian and Japanese), I have to wait for my friend to translate for me.
đọc sơ vài câu hỏi ban đầu, tôi thấy bạn cũng giống như vài người, mặc định cho tác phẩm COME_OUT của tôi là thuộc về LGBT. Tiếc là bạn không đến xem trực tiếp để cảm nhận rõ ràng hơn. tôi gởi statement của COME_OUT cho bạn đọc trước nghen. Tên gốc tiếng Việt của tôi là NGOÀI SÁNG, vì LGBT cũng là một trong những câu trả lời của tôi gởi gắm qua tác phẩm này, nên tôi mới chuyển ngữa sang tiếng Anh là COME_OUT, như một cách chơi chữ, vì xét về ý nghĩa cũng không có nhiều khác biệt.

Vì trước đây tôi từng làm tác phẩm về Lesbian, và như thế, tôi được mặc định là người thuộc về LGBT. Và COME_OUT, ngoài những giễu nhại, nhún vai của tôi về những định kiến của xã hội, cũng là một câu trả lời của tôi về những thắc mắc về giới tính này. Tôi không thích đóng mộc, dán mác lên mình dưới những định nghĩa thường tình đã được đổ khuôn bởi người khác trong xã hội. Tôi là một người phụ nữ, còn bản sắc tính dục của tôi tùy thuộc vào người tôi yêu thương. Có người nghĩ tôi là bisexual, tôi ước gì mình được như thế, bởi người lưỡng tính có khá nhiều lựa chọn bởi có nhiều cơ hội nhân duyên. Bản thân tôi thấy họ là những người hấp dẫn, lôi cuốn, nhưng tôi không  nghĩ mình được như họ. 

Chuyện tính dục, trong quan điểm của người Á Đông chúng tôi, là những câu chuyện riêng tư, bên trong căn phòng kín. như vậy, sự khác biệt về bản giới tính dục, cũng chỉ là chuyện thuộc về bên trong căn phòng ấy. Để trả lời cho câu hỏi về giới tính của mình, tôi đã trút bỏ quần áo, khỏa thân hoàn toàn dưới ánh sáng của bóng đèn bên trong căn phòng kín. Như vậy, tôi là ai, khi khỏa thân hoàn toàn trước mắt bạn? vì dụ bạn là một người đàn ông, tôi yêu một người đàn ông, nhưng tôi lại không yêu bạn, thì, tôi cũng không thể làm tình được với bạn. Và, bạn là một người nữ, người tôi yêu là một phụ nữ, nhưng tôi cũng không thể làm tình với bạn. như vậy, câu hỏi về tính dục đặt ra ở đây để làm gì, khi giữa chúng ta không có tình yêu. chuyện tình dục, đối với tôi là một miền bí ẩn, mà, tôi chỉ có thể chạm tới với rất ít người, mà khi đó, tôi biết rằng đó là tình yêu. Vậy thì, sự trút bỏ là câu trả lời, ở đây có thực sự là câu trả lời không? tôi và bạn không yêu nhau, vậy thì tìm hiểu về những góc kín sâu xa bên trong riêng tự của tình yêu để làm gì, đó là điều tôi đề cập đến trong COME_OUT. NHưng bởi tôi cũng không muốn đổ khuôn người xem qua nhận định của mình, vì có rất nhiều người có những cảm nhận khác nhau, và tôi cũng rất hoan nghênh những suy nghĩ đó. 

tôi gởi bạn xem statement về NGOÀI SÁNG của tôi, là những trích dẫn từ những người nổi tiếng. Những suy nghĩ đó đã có từ rất xa xưa, và vẫn còn giá trị đến bây giờ. hy vọng bạn hiểu. và sau trả lời này. nêu bạn vẫn còn muốn giữ nguyên những câu hỏi, hãy cho tôi biết. 

:)
H.






H. (05//05/2020)

Interview from 2019

 tự nhiên thấy bài trả lời phỏng vấn hồi 2019. post lại để nhắc mình cần tập trung đừng đi lệch quỹ đạo hơn nữa.  :)  Profile -Name: Himiko ...