Tuesday, 10 August 2021

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ

https://youtu.be/xXI0UEmCsEw  (English, doctor Zach Bush)

HIỂU VỀ HỆ VI THỂ VÀ VIRUS

———

đây là bản ghi chép trong một buổi học của lớp Sống thuận tự nhiên 1, cô Phương-Hồng Nhất Lê đã dịch lại cuộc phỏng vấn với Bác sĩ Zach Bush về Hệ vi thể và những vấn đề liên quan tới virus, covid-19. Biết ơn chị Vũ Lê Minh đã ghi lại và chia sẻ.

———

Zach Bush là vị bác sĩ uy tín có nền tảng được đào tạo từ nhiều ngành khác nhau trong y khoa, nhưng sau đó ông nhận ra việc sử dụng hoá chất trong chữa bệnh không thực sự giúp ích cho con người, mà phải từ HỆ MIỄN DỊCH KHOẺ MẠNH và thức ăn trong NÔNG NGHIỆP THUẬN TỰ NHIÊN. Ông là người vận động phong trào thuận tự nhiên cũng như bảo vệ môi trường bằng nông nghiệp và sức khoẻ lành mạnh. Ông đưa ta nhiều số liệu để cho thấy rằng, thực ra, hàng năm số người chết vì cúm rất nhiều (Việt Nam là 1 nước nhiệt đới nên chúng ta không biết điều đó), đặc biệt ở các xứ lạnh, con số người già tử vong cao, đó là lý do vì sao ở những xứ đó có cả phòng ngừa, tiêm chủng cúm mùa đông. Ở Việt Nam, cũng bắt đầu những gia đình khá giả, những người lớn tuổi được chào mời tiêm chủng để ngừa cúm vào mùa đông, nhưng trên thực tế, những nước tiêm chủng cúm vào mùa đông có hệ miễn dịch KÉM đi, thay vì là mạnh lên. Tiêm chủng không thực sự hiệu quả, tỷ lệ hỗ trợ chống bệnh rất thấp bởi vì chủng cúm được tiêm chủng, nó sẽ không bao giờ bao gồm tất cả các loại cúm có mặt trong một môi trường được (tức là có hàng nghìn loại cúm nhưng không thể tiêm được hết cả nghìn loại đó), nên nếu gặp chủng cúm khác thì vẫn bị cúm như thường. Còn người già bị cúm như ở Việt Nam, thì chỉ nói là chết già hay trúng gió, phong hàn chứ không đi xét nghiệm xem rốt cuộc người đó bị chết vì chủng cúm gì.


Ngày nay, khoa học và y học phát triển, người ta xét nghiệm nhiều hơn và quy chiếu là những tử vong đó do loại virus nào đó gây ra. Hiện giờ virus COVID được xét nghiệm toàn cầu và càng xét nghiệm con số càng cao, nhưng thực sự virus, vi khuẩn là một phần của cuộc sống, nó không phải mới xuất hiện mà nó đã sống trên địa cầu trước cả con người. Cũng không phải là lần đầu tiên nó biến đổi hình tướng mà nó luôn luôn như vậy. Trong tự nhiên, các virus, vi khuẩn biến đổi để sinh tồn, nhưng đồng thời với nó, hệ miễn dịch của chúng ta cũng biến đổi, mạnh lên để chống lại những mầm bệnh mới. Nếu một mầm bệnh trở nên nguy hiểm và lan tràn là bởi vì hệ khuẩn và hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta tạo nên những điều kiện đó, cũng giống như trên một đồng ruộng mà nếu mất đi sự quân bình sinh thái thì cỏ dại sẽ mọc lên. Còn nếu trên thảo nguyên hay trong rừng, các cây có hệ sinh thái tốt thì cỏ dại không thể lấn át tất cả các loại kia được, cỏ dại vẫn có nhưng chỉ là một phần của hệ sinh thái đó thôi, nó không lấn át những cây khác.


Trong cơ thể chúng ta cũng vậy, lợi khuẩn hay hại khuẩn, khuẩn của các virus mang các loại bệnh đều có trong máu, trong cơ thể chúng ta nhưng nó không phát bệnh, nó còn cộng sinh với nhau cho đến khi nào cơ thể chúng ta bị khiếm khuyết, hệ miễn dịch kém hoặc khiếm khuyết hệ khuẩn thì lúc đó có một mầm bệnh nào đó, giống như một cái cây cỏ dại nào đó, sẽ mọc lên và lấn át. Và nếu lấn át quá nó sẽ trở nên nguy hiểm. Cho nên, vấn đề không nằm ở loại khuẩn, vấn đề nằm ở sự suy yếu của hệ miễn dịch và sự khiếm khuyết của hệ khuẩn, do cách chúng ta ĂN UỐNG, CHỮA BỆNH và SINH HOẠT. Bởi vậy, cả hệ sinh thái trên địa cầu lẫn hệ sinh thái trên cơ thể người của chúng ta, cách chúng ta sống là chúng ta đang huỷ hoại hệ sinh thái đó, chúng ta coi virus, vi khuẩn là kẻ thù nên chúng ta không khoan nhượng trong việc xoá bỏ các loại virus, vi khuẩn nào đó. Và vì vậy, hệ sinh thái bị mất cân bằng, cần nhớ lại rằng virus có mặt trên địa cầu trước chúng ta và nó là thành phần chính của sức khoẻ chúng ta.


Ngành khoa học, y học chú ý đến COVID-19, họ làm những công bố nghiên cứu làm tôi cảm thấy bất bình, họ đều nói đây là con virus mới nhưng thực ra không ai biết cái gì là mới hay cũ, vì chúng ta không biết, không kiểm soát tất cả các virus trên mặt địa cầu trước đây nên không thể nói là mới hay cũ. Nghiên cứu gần đây nói, các ca tử vong gần đây đều do COVID nhưng thực ra kết quả chỉ là, những người tử vong có virus trong máu của họ thôi, chứ không thể kết luận nó gây ra bởi COVID-19, bởi vì khắp trên địa cầu luôn luôn có ca tử vong do bệnh hô hấp và bệnh phổi, những biểu hiện rất nhanh và lạ mà người ta không kết luận được nguyên nhân. Có những biểu hiện lâm sàng của bệnh hô hấp giống với bệnh COVID, như vậy người ta dễ dàng gom tất cả những ca tử vong đó vào và kết luận tử vong do COVID.


Tương tự như vậy, dịch cúm SARS năm 2003, người ta đưa ra kết luận, đây là những ca tử vong do SARS là viêm phổi xảy ra ở người lớn, biểu hiện của họ là thiếu oxy, người của họ xanh, sau đó phổi của họ bị tràn dịch, rồi sau đó họ mới có những biểu hiện nhiễm virus. Tức là họ có biểu hiện nhiễm độc đến trước khi nhiễm bệnh, sau đó họ qua đời. Trình tự của các dấu hiệu rất quan trọng: trước tiên người chuyển màu xanh, bị thiếu oxy, sau đó tràn dịch phổi rồi mới bị viêm phổi, rồi tử vong chứ không phải viêm phổi đến trước. Tương tự, biểu hiện và triệu chứng của COVID cũng y hệt như vậy, nó biểu hiện bằng việc thiếu oxy trước tiên nên bệnh nhân nhìn mặt họ xanh, nhưng họ không bị khó thở, họ vẫn thở bình thường mà máu của họ lại thiếu oxy, mặt họ xanh dần và không có biểu hiện nào của bệnh cả, không khó thở hay thở nhanh. Sau đó mới dừng chức năng của một số bộ phận trong đó có dừng chức năng gan.


Người ta xét qua bệnh lý của 5.700 bệnh nhân COVID được nhập viện vào tháng 4/2020 ở New York, thì thấy rằng các hiện tượng đều là từ thiếu oxy rồi ngưng chức năng của gan là nhiều nhất (có thể ngưng chức năng của nhiều bộ phận khác nhau). Và điều lạ là, trong các biểu hiện giống như chứng viêm phổi đó thì bệnh nhân không bị sốt, bệnh nhân 37 độ hoàn toàn bình thường, không biểu hiện khó thở hay thở gấp nhưng men gan tăng rất cao, bạch cầu hoàn toàn bình thường, không hề có biểu hiện của nhiễm virus (nếu nhiễm virus thì phải sốt và bạch cầu tăng), nếu là viêm phổi thì phải khó thở. Ở đây không có biểu hiện nào, chỉ thiếu oxy và tăng men gan, tràn dịch phổi, rất là lạ, không có biểu hiện của một người bị tấn công bởi virus. Nên nếu nói những biểu hiện kia do COVID 19, hãy cho tôi xem những biểu hiện lâm sàng của việc nhiễm virus mà phát bệnh. Những biểu hiện sốt, khó thở đến sau này, chứ không phải đến trước. Bệnh nhân chết do hồng cầu không vận chuyển được oxy nữa, vì vậy các mô, các tế bào trong cơ thể không nhận được oxy, chính các mô ở phổi cũng bị thiếu oxy thì lúc đó mới có hiện tượng tràn dịch màng phổi. Hiện tượng thiếu oxy ở tim khiến thay đổi một số chức năng. Mạch máu thiếu oxy để hoạt động nên hệ tuần hoàn cũng bị mất chức năng, điều đó làm máu đóng lại càng không vận chuyển được oxy. Tất cả những bộ phận từ tim, gan, phổi cho thấy những biểu hiện của việc thiếu oxy, việc này giống như bạn được chở từ dưới độ cao bằng mặt nước biển lên đỉnh núi Everest trong vòng 5 phút, nghĩa là không đủ oxy mặc dù vẫn thở bình thường.


Việc đó xảy ra với SARS năm 2002 và bây giờ với COVID nó cũng có biểu hiện tương tự như vậy. Nếu bệnh nhân không phải bị nhiễm virus trước mà bị một cái gì đó khác, thì điều gì đang xảy ra ở đây? Vậy thì điều gì gây ra việc thiếu oxy trong toàn cơ thể như vậy? Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân để chữa ở biểu hiện thiếu oxy thì sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi, ngừng chức năng gan. Việc thiếu oxy không giải quyết được bằng việc cho thở máy thở, vì ở đây không phải bệnh nhân không thở được, thiếu oxy là do hồng cầu không vận chuyển oxy được, nên đưa máy thở làm cho tình trạng bệnh nhân tệ hơn, đẩy oxy vào máu với áp lực cao trong khi hồng cầu không chuyển oxy đi được, càng gây áp lực cho các tế bào và mô trong phổi. Ở đây mất oxy ở mọi mô trong cơ thể do hồng cầu bị tác động và không vận chuyển oxy đi được, chứ không phải do thiếu oxy ở giai đoạn thở. Việc đẩy oxy vào trong phổi mà không vận chuyển được đi làm tăng nguy cơ tử vong, do đó có 88% bệnh nhân được chữa bằng cách cho thở máy oxy theo báo cáo ở New York có tỷ lệ tử vong cao hơn.


Không ở nơi đâu có tỷ lệ tử vong cao như thế vì tỷ lệ được thở bằng máy thở cao hơn, mà thực ra không có máy thở là tốt hơn. Do cứ nghĩ đây là một vấn đề hô hấp, mà cứ hô hấp lại đưa máy thở lại làm cho vấn đề tệ hơn. Vậy hiện tượng thiếu oxy đó không phải do virus COVID, virus COVID có thể đã có sẵn trong mạch máu của rất nhiều người rồi, khi cơ thể suy yếu như tim, phổi, gan ngưng hoạt động thì virus COVID mới trồi lên. Những biểu hiện sốt - ho - khó thở xuất hiện ở tuần thứ 2, nguyên tuần đầu biểu hiện như người nhiễm độc chứ không phải người bị nhiễm COVID. Nghĩa là đã có thứ gì xảy ra trước rồi, sau đó COVID mới trồi lên trong cơ thể đó, lúc đó COVID mới xuất hiện. Để điều trị đúng thì họ phải được nhận diện là oxy không vận chuyển được, hơn là bệnh do virus. Hồng cầu bị nhiễm độc, biểu hiện rất giống biểu hiện của nhiễm độc CYANIDE (Xyanua) - một chất độc có trong môi trường bị ô nhiễm. Bước đầu tiên phải tác động vào hồng cầu, hồng cầu bị nhiễm độc nghĩa là nó bị biến dạng, méo mó đi, nên nó không vận chuyển oxy đi được. Việc đầu tiên là khôi phục hình dạng cho hồng cầu, thải độc và tiêm thuốc để hồng cầu mạnh trở lại. Vũ Hán là nơi ô nhiễm nhất trên địa cầu này và ô nhiễm nhất ở Trung Quốc, những trung tâm tử vong COVID nhiều đều là những ổ ô nhiễm. Vậy ô nhiễm không khí xảy ra trước, sau đó COVID trồi lên sau khi phổi của chúng ta yếu sẵn rồi. Còn xét nghiệm dương tính: không phải lúc thử nghiệm mới xuất hiện COVID, hầu hết những người chưa thử nghiệm thì cũng chưa chắc không mang COVID, cũng giống như HIV, lao, bại liệt, viêm gan siêu vi B, C, hầu hết chúng ta đều mang những con đó trong người nhưng nó không phát thành bệnh, không nguy hiểm, không hại chúng ta cho đến khi cơ thể chúng ta bị suy yếu do nhiễm độc.


Việc nhiễm độc xảy ra trước, những người mang COVID sẵn trong người rồi, giờ COVID trồi lên và người ta xét nghiệm “À! người chết này có COVID trong máu” và người ta ghi là chết do COVID, mà bước đầu tiên là chất độc có trong không khí. Nhiễm độc do ô nhiễm không khí hay nhiễm độc Cyanide có trong môi trường độc hại, những biểu hiện của nó là giống y chang. Do đó, phác đồ điều trị với bệnh nhân phải như là nhiễm độc chứ không phải viêm phổi, cần thải độc và cần có chất giúp hồng cầu tròn trở lại để có thể vận chuyển oxy. Người ta chết không phải do virus ấy gây ra mà chết vì ngộ độc, sau đó là viêm phổi thứ cấp rồi COVID hiện diện. Người đó bị chết vì thiếu oxy làm ngưng hoạt động ở các bộ phận, ví dụ khi mạch máu và tim ngưng hoạt động thì đương nhiên cái chết sẽ đến.


Virus COVID góp phần trong đoạn con người bị tử vong, không thể kết luận rõ ràng nhưng điều cần nhấn mạnh là vấn đề sức khoẻ, môi trường ô nhiễm phải đến trước đã. Virus tham gia khi các biểu hiện nhiễm độc xảy ra, nó cộng hưởng với nhau. Số người mang virus thì nhiều nhưng không phải ai dương tính cũng phát bệnh, những người biểu hiện mặt xanh, viêm phổi đồng thời tìm thấy COVID-19 nhưng không có nghĩa mang COVID thì sẽ phát bệnh. Người ta nói virus COVID này là loại mới vì trong DNA có chuỗi protein mới, nhưng SARS và MARS là 2 dịch toàn cầu trước đây, nó cũng biểu hiện y như COVID vậy. Mặc dù nói là virus này đã tiến hoá nhưng nó vẫn có đặc điểm gì đó giống nhau, nó chỉ hiện ra ở 1 số ít bệnh nhân thôi, không phải cứ dương tính là phát bệnh, mà chỉ ở số ít bệnh nhân, và đi kèm với đó là nhiễm độc. Nếu chúng ta nói tất cả đều do virus gây ra, thì tất cả những người dương tính COVID nhẽ ra đều phải bị biến dạng hồng cầu chứ, nhưng ở đây thì không như vậy. Tỷ lệ người nhiễm bệnh và phát bệnh chiếm tỷ trọng rất ít.


Virus cộng hưởng với môi trường ô nhiễm, những nơi tử vong cao nhất là nơi người ta làm nông nghiệp như sau: Xịt thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng vô tội vạ và không ngần ngại thải ra môi trường, hoặc những thành phố cực ô nhiễm như miền Bắc Italia, New York, đi kèm cả nông nghiệp hoá chất và gây tác hại đối với môi trường, làm môi trường rất độc. Ở Trung quốc, Vũ Hán và tỉnh Hubei, ở đó nông nghiệp dùng hoá chất “Round up” cực nhiều, cao hơn cả Bắc Kinh. Miền Nam của Bắc Kinh và Vũ Hán tập trung cả ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm nông nghiệp, không khí để thở là khí độc, mức độ ô nhiễm cao hơn 40 lần so với New York, chất độc ở trong ô nhiễm không khí. Không khí ô nhiễm như thế thì sẽ có mặt chất độc Cyanide. Cyanide là chất không thể thiếu trong ô nhiễm không khí, Cyanide là chất độc với con người, có thể gây chết người. Tưởng tượng là chúng ta đang sống trong một cái nồi và trong đó toàn chất độc, con virus làm lộ ra tình trạng ô nhiễm đó, làm biến dạng hồng cầu.


Tính đến giờ COVID làm tử vong chưa nhiều bằng SARS, nhưng được chú ý và truyền thông nhiều. Nếu gọi là vũ khí sinh học thì chưa chính xác. Ý nghĩa của virus báo cho chúng ta môi trường đang rất ô nhiễm chứ không phải nó xuất hiện ở đâu thì mang cái chết ở đó. Nó xuất hiện ở trung tâm rất ô nhiễm giống như một cơn bão ghê gớm, người ta nghĩ là như vậy. 1 micron ô nhiễm tăng lên trong không khí thì tỷ lệ tử vong tăng thêm 20 lần. Mà tỉnh Hubei là tỉnh ở Vũ Hán ô nhiễm gấp 40 lần New York, nghĩa là không sớm thì muộn người dân cũng sẽ chết vì ô nhiễm không khí. Dịch ở Vũ Hán là dịch ô nhiễm không khí và COVID chỉ xuất hiện ở bệnh nhân bị ô nhiễm không khí đó thôi. Những người mang ô nhiễm không khí đó tỷ lệ chết của họ đã là 100 lần, nghĩa là chắc chắn họ sẽ chết.

Khi cách ly thì tỷ lệ chết giảm rất nhiều, không phải do cách ly không còn virus thì không chết nữa mà cách ly làm không khí thay đổi ngoạn mục, không còn xe cộ đi lại, không còn những sinh hoạt của con người gây ô nhiễm nữa, giảm hoạt động công nghiệp - nông nghiệp thì tự nhiên ô nhiễm giảm đáng kể.


Trong vòng 2 tuần cấm bay, cấm di chuyển, không khí đã cải thiện đáng kể ở rất nhiều nơi như Delhi, Mumbai, Seoul, Vũ Hán và người ta thấy được bầu trời xanh trong, chứ không phải đục ngầu như trước đó. Khi ngưng hoạt động của con người, chất độc cyanide giảm hẳn thậm chí không còn, đồng thời tỷ lệ tử vong COVID giảm. Mọi người nói Trung Quốc không cung cấp số liệu, Trung Quốc giấu nhẹm số người chết sau khi giãn cách xã hội, nếu nhiễm virus làm sao ngừng chết nhanh đến vậy chỉ bằng việc cách ly, nên người ta không tin số người chết đã giảm hẳn. Tôi thấy điều đó thật hài hước, người Mỹ lúc nào cũng nghĩ người Trung Quốc nói dối, người Nga là nói dối, đấy là cách tư duy của người Mỹ rồi. Vậy chính phủ Mỹ có nói dối không, truyền thông Mỹ có nói dối không? Ai là người đáng tin trong thời buổi này. Nếu chúng ta coi chúng ta là người Mỹ và chúng ta có quyền để xem thường những người khác và chúng ta không tin người khác, chính chúng ta tự đưa ra kết luận thì chúng ta trở thành trò hề rồi. Ở Mỹ khi bệnh viện cần khẩu trang thì không biết lấy đâu ra khi giao thương với Trung Quốc đã dừng lại, khẩu trang từ Trung Quốc không đến nữa thì người Mỹ không tự sản xuất được khẩu trang. Thật ra chúng ta cũng không phải thiên tài đâu, những vấn đề làm khẩu trang chúng ta giao cho Trung Quốc làm, giờ thì ta không biết tự làm, tự chúng ta tạo nên khủng hoảng do quá lười suy nghĩ rồi. Chúng ta sợ sệt, đổ thừa cho thế giới, đổ thừa cho Trung Quốc, vì ta không có năng lực để hiểu, không có tầm nhìn xa và rộng, điều này đáng buồn vì sự minh bạch không xảy ra ngay tại đất nước này. Chúng ta đang suy sụp nhưng lại dùng COVID gây phân tâm, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, hiện thời cũng không bình ổn về kinh tế. Vì quỹ y tế không còn đủ khả năng để ứng phó với dân chúng bị bệnh mãn tính quá đông.


Lúc này ở Mỹ, con số tử vong do COVID rất cao, có thể người ta gom hết số người chết cả những bệnh về hô hấp, người ta đếm hết con số bị COVID, người ta cố thổi phồng lên, đánh lạc hướng dân chúng, đổ lỗi y tế, kinh tế cho COVID. Các chính trị gia dùng con số số người chết COVID để gửi thông điệp, khiến họ thấy sao nước Mỹ lại tệ thế, tệ hơn cả các nước khác trong sự kiện này. Trung Quốc đã qua khỏi giai đoạn tử vong cao nhất là do thái độ của người dân trong việc ngừng đi lại, Mỹ cũng thực hiện điều này rất sớm nhưng ở Mỹ việc dừng đi lại là chưa đủ cho việc con số lây nhiễm hay tử vong giảm đi. Chúng ta đã nói “dừng đi lại” sẽ khiến con số tử vong giảm nhưng ở Mỹ lại không giảm, gần như nó vẫn như vậy. Vậy việc dừng đi lại có thực sự có hiệu quả không? Tỷ lệ tử vong ở Mỹ là 12% trong đó 88% là người đã có bệnh nền, vậy việc dừng gặp nhau thực sự có giảm số người chết ở Mỹ không?


Sinh tồn của địa cầu này được thực hiện bởi dòng không khí, dòng không khí tự vận chuyển mang dòng virus vi khuẩn đi, không cần con người phải mang nó đi. Nó đã di chuyển khắp địa cầu này mà mãi về sau con người mới có mặt, virus tự đi được. Không phải con người bay hay không bay, máy bay chở người mang virus đi từ nơi này đến nơi khác. Con virus nó sống trên địa cầu và nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi cùng một lúc, ngày xưa người ta từng đo được virus có thể ở các địa cầu khác nhau, bề mặt khác nhau, trên núi dưới biển, nghĩa là không phải nó đi, VIRUS ĐƯỢC SINH RA Ở NHIỀU NƠI CÙNG MỘT LÚC, dòng không khí mang những loại đó tiếp cận với nhau. Virus có thể lây ở không khí hoặc lây ở người bị ho, dịch đó bắn ra ngoài. Virus có truyền trong hạt hơi nước mà chúng ta ho ra, hạt đó có thể đi xa 1.5m, nếu đó là cách duy nhất mà virus có mặt và phải có sự vận chuyển do con người thì việc bay hay dừng bay nó sẽ ảnh hưởng, nhưng chúng ta biết rằng từ trước khi có máy bay thì virus đã có mặt khắp nơi trên địa cầu rồi. Cái mà chúng ta góp phần đó là sự di chuyển của chúng ta thay đổi tỷ lệ con virus đó, chúng có thể có mặt nhiều hơn ở nơi đông người nhưng không phải nếu ta không có mặt thì virus sẽ không đến, không sinh ra ở đó. Do đó không phải dừng bay thì sẽ dừng virus từ nơi này đến nơi khác.


Có những bằng chứng khoa học chứng minh virus tự sinh ra ở nhiều nơi cùng một lúc, kể cả những nơi không có con người sống thì vẫn có virus. Trong trường hợp này virus chuyển trong không khí bằng các hạt ô nhiễm, những hạt ô nhiễm sẽ tạo thành những túi khí và những túi khí này sẽ đi cùng khối ô nhiễm đó, ở nơi ô nhiễm thì virus càng nhiều và di chuyển cùng với nó, nếu bớt ô nhiễm thì sẽ bớt truyền trong không khí. Nếu di chuyển cùng bụi ô nhiễm thì nó đi được xa hơn và sống lâu hơn mà không ai giải thích được là tại sao. CHÚNG TA GÓP PHẦN VẬN CHUYỂN DÒNG DI CHUYỂN CỦA VIRUS CHÍNH BẰNG VIỆC TA TẠO NÊN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. Có những nghiên cứu, ở những vùng ô nhiễm, mật độ virus cúm cũng cao hơn. Những con virus bám vào bụi, không khí bị ô nhiễm nên vấn đề không phải di chuyển đi lại là vận chuyển virus mà vấn đề là giảm ô nhiễm nhanh. Mỗi lần ở một vùng có dịch, thường có những chiến dịch đi bộ, không dùng xe cộ để giảm ô nhiễm. Nên chúng ta sinh hoạt bình thường, đi lại gặp nhau bình thường nhưng trong phạm vi của xe đạp, đi bộ thôi, tỷ lệ virus sẽ không cô đặc ở một vùng nào đó mà nó sẽ trải ra, không dồn mầm bệnh về một nơi.


Bệnh cảm hay đến vào mùa đông, mùa thu và chúng ta nên thay đổi cách sinh hoạt là giảm các hoạt động vào mùa thu và mùa đông. Vì khi đó cây cối – chính là lá phổi của trái đất, chúng cũng rụng lá, nên giảm oxy, giảm việc tạo không khí sạch. Con người không thay đổi cách sinh hoạt trong mùa thu, mùa đông thì vẫn gây ra nhiều ô nhiễm, và như vậy thì những bệnh cúm, bệnh cảm mùa đông tăng lên. Môi trường dễ ô nhiễm vào thu đông vì lá cây giảm tạo oxy, nên mùa đông là mùa cúm không chỉ vì nó lạnh mà còn vì không có nhiều nắng để tạo vitamin D tăng cường miễn dịch, không có lá xanh để làm giảm ô nhiễm môi trường. Nên sinh hoạt của con người cũng phải thay đổi theo mùa. Virus luôn ở trong môi trường của chúng ta quanh năm, nó không quan tâm là mùa gì nhưng chính môi trường trong mùa đó tạo điều kiện cho virus mạnh lên. Sinh hoạt của con người không thay đổi theo tự nhiên sẽ tạo môi trường cho dịch cúm, bệnh phổi, bệnh hô hấp vào mùa đông. Bởi vì đó là vòng tự nhiên, chúng ta phải sống theo mùa nhưng chúng ta lại sống bất chấp. Trong khi nhìn vào tự nhiên, có những loài đến mùa đông là sẽ ngủ đông.


Trước kia những người già thường chết già, nhưng hiện nay ở các viện dưỡng lão, người ta sống 80, 90 tuổi bằng cách dùng thuốc nhưng sống không mạnh khoẻ mà sống nhờ vào thuốc. Vậy có gì liên quan đặc biệt đến người già trong dịch này? Một số nhà khoa học nói COVID là vấn đề được thổi phồng truyền thông, từ xưa đến giờ cũng vẫn có mùa cúm và những người lớn tuổi chết y như vậy. Những nước khác nhau cũng không so số liệu với nhau để nói là toàn cầu hay không toàn cầu, từ trước đến giờ nếu luôn luôn đi xét nghiệm, luôn gọi tên người già từng dịch cúm bị chết, xét nghiệm và gọi tên bệnh cúm đó ra thì nó cũng không khác gì bây giờ. Chẳng qua từ xưa đến giờ, chúng ta chấp nhận già rồi thì chết, chúng ta không đi xét nghiệm để biết chết vì virus gì và không gọi tên được nó. Những người già chết vì virus này có thông điệp gì không? Chúng ta có nên sợ chết khi chúng ta về già và có cần tìm xem những virus gì không hợp với người cao tuổi? Tôi khuyên mẹ vợ tôi đừng đến bệnh viện vì họ sẽ tiêm cái này cái nọ, bị cách ly trong đó, bị kẹt lại trong cách điều trị mà họ cho là do COVID.


Ở Italia, người ta thống kê được rằng những người cao tuổi (trên 65 tuổi) ở miền Bắc nước Ý cao hơn miền Nam nước Ý từ 5-7 tuổi, Ý là nước có số người thọ (nhưng không chắc là khoẻ) được điều trị thuốc men trong trại dưỡng lão cao nhất thế giới, ở Châu Âu số người cao tuổi đông hơn (dân số già) với tỷ lệ tuổi trung bình là 49, ở Mỹ và Trung Quốc là 36, vẫn là dân số trẻ. Ở Châu Âu số nhóm người già mà sống mãi rất đông. Ở Mỹ tuổi sinh học không già như những nước châu Âu (nghĩa là tuổi vẫn trẻ nhưng cơ thể già), vì ở Mỹ tỷ lệ người trẻ bị bệnh mãn tính như người già rất đông. Ở Mỹ tỷ lệ chết cao như vậy cũng dễ hiểu thôi, nước Mỹ cũng là nước có tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính cao: tiểu đường, tim mạch, thừa cân béo phì dẫn đến nhiều chứng bệnh khác, chứng bệnh mãn tính càng ngày càng trẻ hoá (tuổi mắc bệnh mãn tính của người trẻ rất cao). Ở Mỹ tỷ lệ trẻ vong sơ sinh trước 5 tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao nhất so với những nước văn minh. Về sức khoẻ nước Mỹ đứng hàng thứ 35, đứng sau các nước ở xứ văn minh khác, so với các nước hiện đại thì sức khoẻ của Mỹ là tệ nhất, không tương đồng với mức phát triển kinh tế.


Trong COVID, ở Mỹ cũng có nhiều ca tử vong trẻ hơn so với Úc, ở Úc toàn 80-100 tuổi tử vong, lâu lâu mới có 30 hay 40 tuổi tử vong mà những người đó cũng không hoàn toàn mạnh khoẻ tự nhiên chết, đều là những người đang mắc 2-3 loại bệnh và đang dùng 2-3 loại thuốc. Các chủng cúm hay covid, Sars, virus bám trong thụ thể trong phổi có tên là ace2 (h2), thụ thể này bám trên bề mặt phổi. Tuổi càng cao hoặc mắc các bệnh phổi thì các h2 này càng tăng. Hiện tượng các thụ thể này tăng thì cũng tăng nguy cơ người đó bị cúm hay bị phổi, thường xảy ra với người bị bệnh hô hấp nhưng nó không có ở người bị bệnh tim mạch (tuần hoàn). Tuy nhiên, nếu người bị tim mạch và tiểu đường dùng 2 loại thuốc này, sau khi dùng thuốc sẽ thay đổi tình trạng của bệnh nhân. Thuốc Statin và Ace Inhibitor Medication - là 2 loại thuốc bắt buộc phải kê cho bệnh nhân tim mạch và tiểu đường, khi dùng thuốc này nó ảnh hưởng đến h2. Các thuốc đó ức chế h2 và phải dùng thêm một loại thuốc khác nữa. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch và tiểu đường dùng thuốc này làm tăng nguy cơ tử vong, vì thụ thể h2 của họ đã bị can thiệp.


Do đó hệ thống chăm sóc y tế người già nói riêng và của Mỹ nói chung quá phụ thuộc vào dược phẩm Tây dược. Tỷ lệ bệnh mãn tính cao mà cứ dùng Tây dược, thì cứ bịt chỗ này xì chỗ kia. Lẽ ra khi dịch đang xảy ra, những thuốc mà can thiệp vào thụ thể h2 phải được dừng lại, ngưng sử dụng cho bệnh nhân và cho bệnh nhân ăn uống lành mạnh để họ tăng miễn dịch lên, nếu chúng ta làm như vậy thì có lẽ sẽ cứu hàng ngàn mạng người. Ví dụ thuốc chống đột quỵ, thật ra nguy cơ bị chết vì đột quỵ thấp hơn chết vì dịch như thế này, nếu dừng thuốc đột quỵ trong 6 tháng cũng không làm tăng nguy cơ đột quỵ, thay vì vậy, trong thời gian đó, cho họ ăn uống tự nhiên, thực vật lành mạnh thay vì dựa vào thuốc tây. Và nếu đó là cách y tế Mỹ tiếp cận với bệnh thì tỷ lệ tử vong đã khác hẳn. Chúng ta biết rằng thuốc này làm tăng thụ thể h2 cũng có nghĩa là tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, nhưng không có một chính sách thay đổi nào xảy ra trong phác đồ điều trị những bệnh mãn tính. Bên Mỹ, những người già trong trại đều có một trong hai bệnh này hoặc có cả hai. Nếu dừng tất cả các thuốc dài hạn này, nguy cơ mắc virus cúm, sars, covid hay mars đều có thể giảm.


Một điều nữa là chúng ta phải dừng việc tiêm chủng cúm cho người già. Nếu tiêm loại cúm này thì khả năng mắc virus cúm khác, thậm chí là corona cao hơn, vì hệ miễn dịch của cơ thể không thật sự khoẻ thì nguy cơ nhiễm các chủng cúm khác còn cao hơn, đây là điều đã được biết, được hiểu một cách phổ biến rồi. Chúng ta cần bị cúm thật để hệ miễn dịch của chúng ta mạnh lên nhưng nếu chúng ta chống lại việc bị cúm bằng cách tiêm nhân tạo thì chúng ta không có cơ hội để hệ miễn dịch mạnh lên. Chúng ta tạo kháng thể giả tạo do tiêm chủng nhân tạo thì chúng ta không có khả năng chống được nhiều loại virus khác nhau. Nếu có một loại lạ hơn thì cơ thể không có khả năng chống lại loại đó. Thay vì chúng ta tìm cách chống một loại virus cụ thể nào đó, thì hãy tìm cách để cơ thể của chúng ta thích ứng với môi trường mà virus thay đổi liên tục.


Nếu họ biết có một dịch cúm mà họ cho rằng corona nguy hiểm hơn cúm bình thường 100 lần thì phản ứng đúng là ngay mùa đông vừa rồi phải dừng hết tiêm chủng cúm, bỏ hết những thuốc làm tăng thụ thể h2. Phải để cơ thể đi qua mùa dịch đó, hệ miễn dịch sẽ học cách chống bệnh đó, nhưng chúng ta đã không làm như vậy. Các bằng chứng khoa học đều đã có, các tổ chức cộng đồng đều biết nhưng không có động thái nào diễn ra để bảo vệ sức khoẻ người dân.


Khi tàu du lịch này đến thì họ đã biết trên đó có virus corona, họ không được cập bến. Trong 14 ngày cách ly không ai bị chết cả. Lẽ ra sau tuần đầu tiên, con tàu đó có người bị corona, những vị khách trên tàu đó bị nặng thì phải có tử vong nhưng nó lại không xảy ra dù phần lớn trên tàu là người trên 70 tuổi, trên tàu cũng có trẻ con, mà người ta không cách ly các hành khách với nhau, chỉ cách ly tàu với đất liền thôi. Trên tàu họ vẫn giao tiếp với nhau mà không có ai bị nguy kịch hay bị chết, họ có 3700 người, virus thì luẩn quẩn ở đó mà không ai bị làm sao. Chỉ có một vài người bị nhiễm, sau khi xuống khỏi tàu vài tuần thì có một số người chết, nếu thử trong máu sẽ có virus nhưng những người tử vong đó cũng là người dùng 2 loại thuốc đã nói như trên (Statin và Ace Inhibitor Medication - là 2 loại thuốc bắt buộc phải kê cho bệnh nhân tim mạch và tiểu đường). Nếu tính cộng đồng của du thuyền đó mà nhân rộng ra thành cộng đồng dân số của Mỹ thì tỷ lệ cũng là 1/3000, nếu so với tỷ lệ năm 2017 chết do cúm ở mỹ chết đến 7%, đây không phải con cúm nguy hiểm chết người so với các con cúm khác nhưng cách chúng ta phản ứng và xử lý lại sai.


Thay vì học kinh nghiệm của quá khứ thì chúng ta nhanh chóng kết luận rằng đây là virus nguy hiểm, đếm từng ca chết và đổ thừa cho con virus đó, thay vì thay đổi tư duy của chúng ta (tư duy đây là vấn đề hô hấp và cần được thở máy thở) làm số người chết tăng cao, thay vì xử lý ở hồng cầu chứ không phải nhồi oxy. Chúng ta không đáp ứng đúng bản chất của việc đang xảy ra vì bác sĩ bị tẩy não, bác sĩ được đào tạo không dùng chính giác quan của chúng ta để quan sát bệnh nhân, chúng ta không tin chính chúng ta mà chỉ tin những kết quả xét nghiệm một cách máy móc, chúng ta không còn khả năng tin vào năng lực của chúng ta để đưa ra quyết định khôn ngoan. Vì bác sĩ không thực sự vì bệnh nhân, bác sĩ chỉ làm theo những quy trình được định sẵn, họ sợ rằng nếu không làm theo quy trình họ có thể bị bệnh nhân kiện. Mỗi khi ra một liệu trình điều trị bệnh nhân thì đều chờ kết quả thử máu và Scam. Và nếu bị kiện, họ sẽ nói tôi dựa trên kết quả thử máu, chúng ta bị tê liệt chính chúng ta, không dùng não của chúng ta nữa vì hệ thống y tế bảo chúng ta làm như vậy, ta nhắm mắt làm theo vì sợ bị kiện, nên chúng ta làm chết bệnh nhân.


Vậy mùa thu năm sau các bác sĩ sẽ làm gì? Sẽ lùa bệnh nhân vào tiêm chủng chích ngừa cúm, có thể mùa đông năm sau COVID vẫn còn nặng, mỗi loài virus phát lên nó ở lại 2 năm. Đến mùa hè năm sau nữa thì nó vẫn ở trong môi trường nhưng nó sẽ không còn nguy hiểm. Sau đó bệnh sẽ tự giảm, họ sẽ công bố một loại vắc xin và họ sẽ nhận công, họ nói nhờ loại vắc xin đó mà COVID không còn nguy hiểm nữa. Về mặt khoa học điều đó là không thể vì chu kỳ của nó sau 2 năm sẽ yếu đi, nó biến đổi và ra một loại khác. Đừng để truyền thông dắt mũi là họ ra được vắc xin chống được corona để đánh lừa chúng ta. Tôi tin vào vắc xin nhưng theo cách thông minh, chúng ta phải thông minh thì mới hiểu được cách tạo ra vắc xin trong tương lai. (Năm 1986, tổng thống Bush đã miễn trừ trách nhiệm của hãng dược sản xuất vắc xin, trước đó hàng năm thì đều có những ca tử vong, và hãng dược bồi thường rất nhiều tiền. Sau 1986, thì công ty dược không phải chịu trách nhiệm gì và tiêm chủng ở Mỹ là bắt buộc, các trường hợp tự kỷ, tử vong, biến chứng do vắc xin ngày càng cao. Dân Mỹ bây giờ, thay vì kiện hãng dược thì họ đi kiện chính phủ - mà điều đó là rất khó. Nên nếu có biến chứng thì phải tự chịu).


Để ra vắc xin an toàn thì phải đảm bảo tính hiệu quả của vắc xin đó, phải có trách nhiệm của nhà sản xuất, người sản xuất phải hiểu về vắc xin hiểu về hệ vi thể, đó là làm hệ vi thể và hệ miễn dịch mạnh lên thực sự chứ không phải đánh lừa nó. Khi có kiến thức khoa học hệ vi thể, chúng ta sẽ không coi vi khuẩn là kẻ thù, và sẽ ngừng hủy diệt chúng. Chúng ta chấp nhận con người là một phần của hệ sinh thái và hệ sinh thái chung với các vi thể đó. Nhờ vi thể mà ta có khả năng thích ứng, khả năng phản hồi và chống bệnh ung thư, làm sao tránh những bệnh mãn tính mà giờ đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng, đe doạ sự sống trên địa cầu của chúng ta.


Việc những người già bị cách ly trong bệnh viện, mà những giây phút cuối không được trả về cho người thân, đó là hành động vô nhân đạo. Virus vi khuẩn là cần thiết, nó dạy cho chúng ta những bài học, do chúng ta sống sai mà nó trồi lên, giống như chúng ta làm nông nghiệp sai thì cỏ dại cần phải mọc lên. Nhưng con người cần phải được kết nối, cần có gia đình và những người thân yêu, điều đó rất quan trọng. Ngăn cấm như thế là một phương pháp sai, nó là vấn đề của tư duy. Chúng ta có nên sợ chết đến mức mà không được gặp nhau, để người nhà chết một mình chứ không có mặt người thân bên cạnh? Chúng ta chết trong vô nhân đạo như vậy sao, phải chấp nhận quy định sao? Chúng ta nhìn vào một thế giới tối tăm âm u và như là ta mất hết khả năng kiểm soát điều xảy ra?


Nếu nói rằng có những tội ác được thực hiện trên nhân loại thì tôi không nghĩ corona là kết quả của vũ khí sinh học từ phòng thí nghiệm. Tội ác ở đây là bắt những người bệnh nhân phải chết đơn độc. Ở giai đoạn nào của lịch sử nhân loại, chúng ta quyết định một cách phổ thông đại trà là để người thân chết đơn độc? Ở trong hải quân chúng ta được học rằng không bao giờ được để cho chiến binh trên chiến trường bị chết đơn độc. Họ sẵn sàng bắn súng máy để cứu người đồng đội bị thương đó để họ không phải chết đơn độc. Cái nỗi sợ chết nào đã được nâng cao tới mức cả nhân loại đồng lòng với nhau để những người già, bệnh, yếu chết một mình, kể cả người trẻ cũng bị cách ly lúc chết. Cái đó là vô nhân đạo, nó còn tệ hơn cả bắn súng máy. Chúng ta bị kích hoạt mức hoảng sợ cao, chúng ta quá sợ COVID, trong khi tỷ lệ tử vong của nó chỉ bằng tỷ lệ tử vong của cúm bình thường. Chúng ta đã làm gì với nỗi sợ khổng lồ này? Chúng ta đã xé bỏ những mối nối, những mối quan hệ mà vốn dĩ quan trọng với con người.


Chúng ta được sinh ra với một động cơ bản năng là luôn luôn được kết nối, có mặt đồng hành với nhau. Thậm chí trong hiến pháp cũng ghi không cấm hội họp tụ tập và gặp nhau để thực hiện tâm linh, cùng nhau trải nghiệm những hoạt động tâm linh bởi đó là nền tảng quan trọng để phát triển đời sống tâm linh. Có 2 thời điểm quan trọng để phát triển tâm linh: thời điểm sinh của một đứa trẻ và thời điểm sinh ra trong thế giới tiếp theo của người già. Hai thời khắc sinh đó là 2 cột mốc tâm linh quan trọng xảy ra trong nhân loại.


Thời khắc thứ nhất rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể nhớ được nó tuyệt vời như thế nào (thời khắc sinh nở là một thời khắc tâm linh chứ không phải một sự kiện y tế). Khi ở trong bụng mẹ, ta nghe những tiếng động bên ngoài, thỉnh thoảng chúng ta cũng cảm nhận được ánh sáng nắng buổi sáng xuyên qua bụng mẹ, chúng ta có thể thấy loáng thoáng những bóng chuyển động ở thế giới bên ngoài, ta có thể thấy màu vàng đỏ như nắng xuyên qua da thịt bụng mẹ, buổi tối ta thấy sự yên ắng và an bình, bên cạnh ta là trái tim của người mẹ đang đập, ta cảm thấy thật sự yên bình vì được bảo vệ trong khoảng không gian đó. Sau 9 tháng, ta sẽ có trải nghiệm khác, ta từng chỉ biết đến không gian bụng mẹ, có một áp lực khổng lồ đặt lên vai của chúng ta, ta đi qua khỏi sự kiện đó với cả cơ thể được bao bọc bởi hệ khuẩn. Hệ miễn dịch của chúng ta chưa bao giờ tiếp cận với nhiều thứ khác lạ đến vậy. Những con vi khuẩn bao quanh chúng ta, nó giải mã, nó gửi cho ta những tín hiệu để ta chuyển tiếp từ trong đường hầm tối tăm và có nhiều áp lực, nhịp tim của chúng ta tăng đến 180 của một em bé đang chui ra, thậm chí có lúc nó đập đến 250 nhịp. Dưới áp lực đó, ta còn tưởng chúng ta tiêu rồi, rồi ta tự hỏi sao ta lại có một trải nghiệm ghê gớm như vậy, lại bị ép trong áp lực như vậy và bất thình lình ta thấy ánh sáng, ánh sáng bao trùm, những áp lực không còn nữa, ta không thể tin được vẻ đẹp chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta. Vẻ đẹp khuôn mặt của người mẹ, nhìn thấy hàng ngàn màu sắc chỉ trong con mắt của mẹ thôi. Bạn mở mắt nhìn mẹ, màu sắc và ánh sáng như hào quang, có cái gì đó bay xung quanh người mẹ (ta gọi nó là tóc) giống như màu của cầu vồng vậy. Sau đó là bao nhiêu quang cảnh, bao nhiêu màu sắc, trời xanh, đồng ruộng xanh, rồi quang cảnh mặt trời lặn đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Không thể tưởng tượng thế giới đẹp đến dường nào. Rồi chúng ta lớn lên, chúng ta quên hết mọi sự mầu nhiệm đó, chúng ta quên rằng chúng ta được sống là một phép lạ của vẻ đẹp tuyệt vời, mỗi một ngày. Chúng ta thu lại sự tồn tại của chúng ta trong một hộp khô tẩy sạch trùng, chúng ta lái những chiếc xe, và cái xe đó thải khí thải độc vào môi trường. Chúng ta đi trên thảm, làm việc trong cao ốc văn phòng, ta làm việc trên những bàn làm việc được tạo ra bởi các chất có thể gây ung thư, chúng ta ngồi cả ngày ở đó. Rồi chúng ta đi chợ, chúng ta mua đồ ăn được xử lý bằng những chất gây ung thư, rồi ta về nhà và ngồi thừ ra đó, dùng những thiết bị có ánh đèn màu xanh, và ánh đèn đó làm rối loạn sinh hoạt vòng mặt trời của chúng ta, việc bị lệch với chu trình của tự nhiên khiến ta bị trầm cảm, mất kết nối. Chúng ta lại già, lại bệnh rồi ta đến khúc chuyển tiếp cuối cuộc đời. Giây phút cuối cuộc đời, chúng ta sẽ thấy cuốn phim của cuộc đời nó hiện lên trở lại, khi mắt chúng ta mờ đi. Cả cuộc đời của chúng ta sẽ được chiếu lại và cơ thể của chúng ta sụp đổ, chúng ta không thở nữa, nhịp tim không còn nữa. Và đây là lần thứ hai chúng ta đi qua một cái đường hầm tăm tối, một lần nữa cả con người chúng ta bị kéo vào, như một trải nghiệm chúng ta khó diễn tả. Và rồi chúng ta đến bên kia, nó đẹp và sáng rực hơn bất cứ cái gì chúng ta tưởng tượng được. Nhưng bác sĩ không cho chúng ta đi, bác sĩ kéo chúng ta lại, bác sĩ muốn chúng ta sống, tiêm thuốc cho chúng ta tỉnh lại, làm mọi cách để tim chúng ta đập trở lại. Và chúng ta muốn nói với bác sĩ rằng ở bên kia đẹp hơn rất nhiều, tôi đã sẵn sàng để đi rồi, tôi cần được tái sinh. Tôi biết rằng tôi được đón nhận ở bên kia, tôi là thực thể tuyệt đẹp bằng ánh sáng, tôi quá hào hứng để đến đó.


Nguy hiểm thực sự mà chúng ta đối diện không phải nguy hiểm từ virus, mà là NỖI SỢ CHẾT của chúng ta. Chúng ta miễn nhiễm, chúng ta không hiểu được thời khắc thực sự của cái chết, nhưng cái chết là lý do chúng ta sống, để được chuyển hoá và tiến hoá. Để ta hiểu rằng ta không phải là cơ thể sinh học này, ta là thực thể tâm linh, thực thể ánh sáng, thực thể tâm linh chứa trong cơ thể sinh học trong một giai đoạn nhất định. Nhưng đáng tiếc thay ta lại sợ việc tiến hoá chuyển tiếp của chúng ta. Và vì nỗi sợ đó, nên khi đang sống chúng ta bỏ qua hết vẻ đẹp của cuộc sống, chúng ta quên vẻ đẹp khuôn mặt của người thân yêu, của con chúng ta, vẻ đẹp của mỗi chúng ta và ta sẵn sàng để người khác phải chết một mình, vì ta sợ bị lây virus. Virus - nó là vật liệu gen trôi nổi trong không khí, và nó luôn ở đó từ đầu đến giờ, nó có mặt trước cả chúng ta. Câu chuyện chúng ta được dạy sai rồi. Đây không phải là một lý thuyết tưởng tượng, đây không phải nỗi sợ từ phòng thí nghiệm của chính phủ nào đó. Đây là câu chuyện nỗi sợ của nhân loại, câu chuyện chúng ta sợ cái chết của chính chúng ta, chúng ta sợ sự tái sinh của chúng ta.


Chúng ta cần phải định hướng lại chính chúng ta, ta cần hiểu cách sống, ta cần đặt mọi thứ vào đúng chỗ không chỉ là chỉnh sửa hệ thống y tế, chúng ta còn phải đặt lại ngành sản xuất công nghiệp - nông nghiệp tiêu dùng, cần đặt lại đúng chỗ năng lượng và giao thông, tất cả đều cần phù hợp với môi trường sinh học thì ta sẽ biết cách tạo ra năng lượng sạch cho môi trường. Chúng ta có thể học cách làm lại tất cả cho đúng nhưng trên hết tất cả, ta cần học cách yêu quý và ăn mừng cuộc sống chứ không phải sợ chết. Chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta sẽ đối xử với nhau khác hơn. Chúng ta không cần một cuộc cách mạng nào cả, chúng ta cần tiến hoá vượt lên nỗi sợ của chính chúng ta. Chúng ta cần tìm tình yêu trong cuộc sống, nó là một trải nghiệm và tôi tin điều này thông qua sự khôn ngoan. Cái gắn kết mọi thứ không phải tình yêu mà cái gắn kết mọi thứ là vẻ đẹp và phản ứng của chúng ta khi ngắm nhìn vẻ đẹp đó, nó mới tạo ra tình yêu.


Nếu bạn không được yêu, hay không biết yêu bản thân chúng ta, hoặc người thân yêu của bạn sắp qua đời, thì hãy dừng đi, đừng cố tạo ra cảm giác yêu thương con người. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút hãy chứng kiến vẻ đẹp của sự sống. Vẻ đẹp sự sống có mặt ở khắp nơi và tự nhiên bạn sẽ thấy yêu thương con người. Kể cả con virus nó cũng có vẻ đẹp của nó và bạn phải ngưỡng mộ nó, cả vẻ đẹp của hệ vi thể xung quanh chúng ta. Chúng ta cần thấy vẻ đẹp của mỗi hơi thở, vẻ đẹp của hành tinh mà tự nó biết hít thở. Và khi ta để cho cả hành tinh được thở, ta sẽ thấy vẻ đẹp của những va chạm vuốt ve của con người, những cái ôm. Rồi họ sẽ nói với các bạn rằng không cần phải cách ly nữa, các bạn quay lại sống bình thường như cũ đi. Tôi hi vọng rằng bạn sẽ không trở về cuộc sống bình thường như cũ nữa. Chúng ta cần một cái BÌNH THƯỜNG MỚI, khi không bị cấm gặp gỡ, cấm cách ly thì đừng trở về với cách sống cũ, hãy sống khác, hãy nhìn thấy vẻ đẹp ở mọi nơi, hãy đắm chìm trong vẻ đẹp ấy, hãy tìm ra thật nhiều vẻ đẹp ấy trên thế gian. Hãy yêu nhau vì nhìn thấy vẻ đẹp của nhau thì chúng ta sẽ hiện thực một tương lai rất khác, chúng ta tuyệt vời hơn bình thường rất nhiều. Tất cả sự kiện xảy ra đều để đánh thức con người không sống như trước đây. Cả sự kiện COVID không phải để chúng ta mong nó qua đi để trở lại như cũ mà chính là CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ CÒN NHƯ CŨ NỮA? Mục tiêu của con người là TIẾN HOÁ và khi tiến hoá đúng, mọi cái sẽ đúng theo. Tóm lại mọi người quá sợ chết và vì quá sợ nên đối xử với cái chết sai.

---

Từ fb Vy Vy Nguyen

Monday, 31 May 2021

visual cafe in Sài Gòn

tình cờ nhìn thấy, trong email bạn pv.  không nhớ ngày xưa báo nào đăng nữa.

 Cà phê thị giác ở Sài Gòn.

Nói về quán cà phê nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là một quán cà phê, có treo vài bức tranh phong cảnh hay trừu tượng, thậm chí, treo cả thư pháp. Chuyện quán cà phê treo tranh trên thế giới cũng là chuyện bình thường. Ở Việt Nam, có lẽ, được nhắc đến nhiều nhất là café Lâm ở Hà Nội, nơi lưu lại nhiều bút tích của bậc thầy tranh phố Bùi Xuân Phái. Nhưng đó cũng chỉ là những quán cà phê có treo tranh nghệ thuật.

Ở Sài Gòn, chuyện nghệ sĩ mở quán ăn, cà phê cũng không hiếm. Thoảng vẫn có một vài nơi do nghệ sĩ hùn vốn mở ra, có trưng bày một vài tác phẩm của chủ nhân. Nhưng, cũng chỉ ngừng lại đó, bởi tính chất cố định luôn mang một chút nhàm chán, nhất là trong nghệ thuật thị giác. Khoảng từ năm 2004, ở Việt Nam cụm từ visual art (nghệ thuật thị giác) bắt đầu được nhắc đến nhiều, bao hàm các loại hình nghệ thuật mới như performance (trình diễn), installation (sắp đặt), video art… lẫn với những loại hình mang tính chất hàn lâm như điêu khắc, hội họa…

Đầu năm 2006 trên báo chí bắt đầu thường xuyên xuất hiện những thông tin triển lãm từ một quán cà phê có tên gọi là “Himiko visual café”, mà người gầy dựng nó, nghệ sĩ thị giác Himiko Nguyễn cũng xuất thân từ lò, trường Mỹ Thuật thành phố Hố Chí Minh. Sau đó mấy tháng cũng xuất hiện thêm quán cà phê tận dụng không gian phòng tranh ở Mai gallery, và một năm sau, thêm quán cà phê nghệ thuật thị giác Titan xuất hiện, mà chủ nhân của nó cũng xuất thân từ trường Mỹ Thuật Huế.

Trào lưu hay tâm huyết? Và sự đón nhận?

Theo lời của chủ nhân Himiko visual café, chị không biết gì về những quán cà phê nghệ thuật trên thế giới. Ý tưởng mở Himiko visual café của chị xuất phát từ việc muốn đưa tác phẩm của mình và bạn bè đến gần với mọi người hơn nữa, khi mà, việc bước vào gallery cũng như bảo tàng hãy còn là một việc hiếm hoi của số đông bạn trẻ, Và cà phê cũng gần như là một nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn, nơi mà tập trung đầy đủ tất cả các thể loại quán cà phê, từ bình dân đến sang trọng với đa dạng kiểu cách. Bản thân chị cũng không đủ lực để mở một không gian như thế nếu không nhận được sự ủng hộ và

giúp đỡ của những người chị, người bạn. Và, mỗi người một cách giúp đỡ, từ không gian, đến bàn ghế, đến mọi chi tiết trang trí trong quán, đều có sự góp sức của vài họa sĩ bạn bè. Từ đó, Himiko ra đời với một sự phá cách không thể trộn lẫn vào đâu. Như những cái ghế thô mộc được làm từ pa-ghếch (?), loại gỗ tạp dùng để đóng kiện chở hàng, cũng được design lại thành một style rất riêng của Himiko, khiến nhiều người thích thú. Và một kiến trúc sư người Nhật đã đặt mua ngay một bộ để mang về Nhật copy. Và tranh tượng, những cuộc triển lãm Mỹ Thuật cũng là một nét làm nên sự độc đáo riêng biệt ở Himiko, với sự thay đổi thường xuyên về không gian, màu sắc. Rất nhiều bạn trẻ ban đầu đến với

Himiko vì sự tò mò, sau đó quay trở lại vì sự thích thú cũng như bỡ ngỡ vì những sắp đặt không gian thường xuyên hoán đổi. Khi thì là một bức tường rêu phong ngoài phố, khi thì là những bức ảnh khỏa thân màu đỏ, khi lại là một sắp đặt nghệ thuật dưới sàn, trên trần… xen lẫn vào tiếng nhạc jazz, blue nhè nhẹ. Dần dần, những cái-ngỡ-như-là-lạ ấy quen dần với mọi người, và, không gian nghệ thuật được sắp đặt bởi Himiko đã trở nên gần gũi và là hòa quyện với mô hình cà phê thành một thương hiệu cà phê art đầu tiên được biết đến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không dừng ở đó,

Himiko còn lọt vào topten những cuộc bình chọn những quán cà phê lạ, mang phong cách độc đáo nhất Sài Gòn trên những diễn đàn cà phê. Có vẻ như, người nghệ sĩ ấy đã thành công khi đưa nghệ thuật hòa hợp vào một thói quen đại chúng của dân Sài Gòn. Mà không những thế, Himiko còn trở thành một trong vài không gian nghệ thuật uy tín và thường xuyên được giới thiệu cho những curator, nghệ sĩ hay những phóng viên nước ngoài quan tâm đến những hoạt động Mỹ Thuật ở Sài Gòn. nhưng quả thực, không phải cứ nghệ thuật vào là sẽ thành một thương hiệu. Quán cà phê tranh ở gallery Mai hầu như không được biết đến, và chừng nửa năm sau khi mở ra, đã chuyển sang thành một kiểu cà phê phòng trà hát nhạc sống . Titan visual art café thì là một cuộc chơi đơn lẻ của người họa sĩ chủ nhân, cũng bắt theo cái mô típ vật liệu rẻ tiền nhưng độc đáo ở Himiko, Titan cũng sử dụng pa- ghếch làm vật liệu chính để làm bàn ghế. Nơi đó, thời gian đầu, chỉ treo chính tranh của họa sĩ, cũng tạo thành một quán cà

phê nhỏ nhỏ xinh xinh. Và sau khi tham gia một hai cuộc chơi nghệ thuật, sau một năm, Titan cũng mất bóng. Có vẻ như là anh họa sĩ đã quá mỏi mệt với việc cân bằng một không gian đòi hỏi phải đổ hết lực, dốc hết sức, một việc làm vô cùng cản trở đến việc sáng tác cá nhân và đam mê rong ruổi đã ngấm vào máu những người nghệ sĩ.

Tồn tại hay biến mất.

Giờ thì chỉ còn mình Himiko đơn độc trong loại hình này. Từng tưởng như sẽ biến mất khi mà vừa trở về sau 3 tháng tham gia trại sáng tác ở Hàn Quốc năm 2007, chị Himiko Nguyễn đã dọn Himiko trong vòng 1 tuần và tạm ngưng trong sự ngỡ ngàng của những người khách quen. Có lúc, chị ngao ngán muốn rời bỏ, vì vừa tạo dựng được một không gian, thì lại gần như bắt đầu lại từ đầu khi đi tìm một chỗ mới. Tự tin với mô hình này, nhưng không đủ lực để một mình duy trì nuôi dưỡng nó. Vận động người thân góp sức thì nhận lấy những cái lắc đầu, vì với suy nghĩ, thành công phải đi liền với tiền bạc, mà nghệ thuật thì khó đi đôi cùng. Từ khi dời qua địa điểm mới, lịch hoạt động nghệ thuật ở Himiko kín đều mỗi tháng, nhưng không ai biết đằng sau gương mặt cười là cảm giác méo xệch của chị vì không biết sẽ kéo dài được Himiko đến bao giờ.

Nghệ thuật cũng cần sự kết hợp

Tự nhận mình không giỏi về kinh doanh, không thể quản lí nổi những con số chi li tính toán, cũng như, không đủ sức để gồng Himiko khi chi phí cà phê chỉ vừa đủ trang trải những chi phí cơ bản chứ chưa thể gánh nổi tiền nhà. Đằng sau cái tiếng thành công của Himiko là một lung lay vô hình không ai nhìn thấy. Dù chủ nhân của nó cũng xoay sở khá nhiều cách, kiêm luôn cả nhân viên, nhận cả vai trò đầu bếp nấu ăn cho nhóm nghệ sĩ nước ngoài muốn tổ chức party tại quán. Mong muốn của chị hiện tại là tìm được người hợp tác về mảng tài chính và quản lí, để chị có thể chuyên tâm vào mảng nghệ thuật, và sáng tác. Đó là sự kết hợp cần thiết để có thể đứng vững và trở nên lớn rộng hơn.

Có thể nói, Himiko visual café được nhắc đến như quán cà phê thị giác đầu tiên ở Sài Gòn, với đúng tính chất của cụm từ đó. Sau ba năm ra đời, nơi đây đã diễn ra khá nhiều triển lãm giới thiệu những gương mặt trẻ, nhiều buổi giao lưu trò chuyện trao đổi với các nghệ sĩ trong nước lẫn quốc tế. Góp phần làm sôi nổi khung cảnh nghệ thuật vốn khá êm ả ở Sài Gòn. Góp mặt khá nhiều vào các chuyên mục nghệ thuật của các tờ báo uy tín, đài truyền hình trogn mỗi cuộc triển lãm. Đúng như cái tên mang ý nghĩa “Đứa trẻ nhìn thấy lửa”, Himiko đã nhen lên một ngọn lửa về lòng yêu nghệ thuật. Mong lắm thay ngọn lửa này đừng tắt, và mô hình cà phê thị giác đừng là một lần nhen lên rồi và tắt ngúm trong thành phố sôi động này.


Vy Thụy.















Himiko visual cafe II

nhân việc trả lời list câu hỏi dài dằng dặc, lục lại được một đống kỷ niệm vui ở nơi chốn nhiều kỷ niệm truyền thông nhất.


 

Dư vị nhân gian

  Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt...