Nguyễn Đình Đăng
Theo tin của một loạt báo chí tại Nhật Bản cũng như các nước khác hồi tháng Sáu vừa qua [1] , một họa sĩ Nhật Bản vừa bị tước giải thưởng sau khi bị phát hiện là đã “đạo tranh” của một họa sĩ Italia.
A. Sughi (Italia) |
Ông Yoshihiko Wada (66 tuổi) được tặng Giải thưởng Nghệ thuật của Bộ Văn hóa Nhật Bản vào tháng Ba năm 2006 nhờ các tác phẩm phản ánh cuộc sống đô thị ở Italia. Đây là một trong những giải thưởng văn hoá được coi là vinh dự nhất của Nhật, tương tự như giải Turner của Anh. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa Nhật Bản đã quyết định thu hồi giải thưởng này sau khi ông Wada bị tố cáo là đã sao chép các tác phẩm của họa sĩ Alberto Sughi, người Italia, 77 tuổi [2] .
Y. Wada (Nhật) |
Mặc dù chối là mình đã “đạo”, ông Wada nói là có quen biết ông Sughi thời ông Wada học ở Italia vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Sau khi từ Italia trở về, Wada trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, vừa vẽ tranh sơn dầu vừa làm giáo sư đại học mỹ thuật. Những năm gần đây, Wada liên tiếp đoạt giải thưởng hội họa. Tuy vậy ông chưa phải là họa sĩ rất tăm tiếng. Ở Nhật cũng ít người biết tiếng Alberto Sughi. Đó có thể là nguyên nhân vì sao việc Wada sao chép nhiều tranh của Sughi chỉ gần đây mới bị phát hiện. Wada bao biện rằng ông “chịu ảnh hưởng về mặt nghệ thuật” từ họa sĩ người Italia này. “Phong cách của tôi là vay mượn bố cục từ các nghệ sĩ khác, sau đó thêm vào các ý tưởng của chính mình.” – ông Wada nói – “Chỉ có các họa sĩ từng học ở nước ngoài về mới hiểu được sự khác nhau rất tinh tế đó.” Xét về khía cạnh lịch sử, hội họa cận - hiện đại Nhật Bản được phát triển chủ yếu dựa trên học hỏi từ phương Tây. Kết quả là phần lớn các họa sĩ cận - hiện đại Nhật Bản chịu ảnh hưởng của mỹ thuật phương Tây. Trong tình trạng như vậy không dễ phân định ranh giới giữa sao chép và sáng tạo chịu sự ảnh hưởng. Tuy nhiên khi so sánh cạnh nhau, nhiều “tác phẩm” của Wada thực sự giống hệt tranh của Sughi. Ví dụ, bức “Mẹ và con” của Wada giống gần như y nguyên bức “Virgo Laurentana” của Sughi. Thế ngồi của các nhân vật trung tâm là giống hệt nhau, còn các chi tiết rất nhỏ cũng cho thấy rõ ràng là có sự sao chép. Bức “Mơ mộng” của Wada là sản phẩm sao chép từ bức “Quán piano Italia” của Sughi. Trang web tại http://plaza.rakuten.co.jp/maou2006/10000 so sánh 17 bức tranh của A. Sughi với các bức do Y. Wada “sao chép”. Bảng minh họa bên dưới xếp 3 bức tranh của Sughi cạnh 3 bức do Wada “copied”. Có thể thấy các bức tranh của họa sĩ Italia (cột trái) có một hòa sắc nhất quán và hình họa nhiều sinh khí, trong khi các bức copy của ông thợ Nhật Bản vừa “sượng” về màu vừa “non tay” về hình họa. Những “ý tưởng” mà ông này thêm vào như bức tường chắn trước mặt cặp vợ chồng trong bức “Dạ tiệc” - sao chép từ bức “Vợ chồng” của Sughi - còn cho thấy một kiến thức nhiều lỗ hổng trong việc xử lý không gian và ánh sáng. Thật quả không sai khi có người nói: “‘Đạo' tức là lấy một cái gì đó từ người khác và làm cho nó tồi tệ hơn.” (George Moore – nhà văn Anh (1852 – 1933)).
Một số tác phẩm của Alberto Sughi (cột trái) bị Yoshihiko Wada “đạo” (cột phải)
Một số tác phẩm của Alberto Sughi (cột trái) bị Yoshihiko Wada “đạo” (cột phải)
Alberto Sughi, Quán piano Italia (1996) | Yoshihiko Wada, Mơ mộng (2004) |
Alberto Sughi, Đức Mẹ (Virgo laurentana) (1995) | Yoshihiko Wada, Mẹ và con |
Alberto Sughi, Vợ chồng (1976) | Yoshihiko Wada, Dạ tiệc (2005) |
Nhật Bản lập tức phái các thanh tra tới Rome. Họa sĩ Sughi cho biết ông không ngờ rằng các tác phẩm của ông đã bị họa sĩ Nhật Bản sao chép gần như y nguyên. Vì thế ông kết luận rằng các tranh của Wada là “hàng ăn cắp”. Họa sĩ người Italia còn nói rằng lúc đầu ông nghĩ Wada chỉ là một fan chứ không phải một họa sĩ thực sự. Ông đã từng cho phép Wada chụp lại các bức tranh của mình tất cả 5 lần tại xưởng vẽ, chẳng qua ông cứ tưởng rằng Wada là một thày giáo dạy mỹ thuật cần sưu tầm tư liệu cho bài giảng của mình.
Có bằng chứng cho thấy Wada tự cảm thấy có lỗi sau khi được trao giải thưởng. Tháng Năm vừa qua, trước khi xì-căng-đan này “xì” ra, Wada đã sang Italia, tới thăm xưởng vẽ của Sughi. Nghe nói Wada đã nhắn lại với Sughi rằng ông đang bị ung thư phổi, và ông van xin họa sĩ người Italia đừng kiện ông ra tòa. Sughi nói rằng ông không có ý định sẽ kiện Wada, vì theo ông, chỉ dư luận xã hội không thôi cũng đã đủ đau khổ và nhục nhã cho Wada lắm rồi [3] .
Ngay sau khi Bộ Văn hóa quyết định thu hồi giải thưởng, Wada còn bị tước Giải thưởng lớn của Bảo tàng Mỹ thuật Sompo của Nhật mang tên Seiji Togo trao cho bức tranh “Tư duy” (162 x 194 cm, 2001) sao chép gần như y nguyên tác phẩm “Quán ở ngã tư” của Alberto Sughi (vẽ vào thập niên 90 của thế kỷ trước) [4] .
Việc những “tác phẩm” như vậy được trao giải của Bộ Văn hóa đã khiến dư luận đòi phải xét lại các nguyên tắc và tiêu chuẩn chọn các ủy viên hội đồng chấm giải thưởng. Theo Thời báo Nhật Bản ngày 12/7/2006 Bộ Văn hóa Nhật vừa cho hay sẽ thay thế toàn bộ các ủy viên hội đồng giải thưởng hiện nay bằng các chuyên gia mới. Số ủy viên hội đồng tuyển chọn sẽ được tăng từ 7 lên 11 người, còn hội đồng đề cử sẽ có 15 người thay vì 10 trước đây.
Danh họa Pháp Paul Gauguin (1848 – 1903) từng nói: “Nếu như tôi chỉ làm những gì đã được làm ra từ trước, tôi sẽ thành một tên đạo họa và sẽ tự coi mình vô giá trị; vì thế tôi quyết định làm một cái gì đó khác đi và người ta gọi tôi là đồ vô luân. Tôi thà làm một đồ vô luân còn hơn làm một tên đạo họa.”
Tokyo 12/7/2006
© 2006 talawas
Có bằng chứng cho thấy Wada tự cảm thấy có lỗi sau khi được trao giải thưởng. Tháng Năm vừa qua, trước khi xì-căng-đan này “xì” ra, Wada đã sang Italia, tới thăm xưởng vẽ của Sughi. Nghe nói Wada đã nhắn lại với Sughi rằng ông đang bị ung thư phổi, và ông van xin họa sĩ người Italia đừng kiện ông ra tòa. Sughi nói rằng ông không có ý định sẽ kiện Wada, vì theo ông, chỉ dư luận xã hội không thôi cũng đã đủ đau khổ và nhục nhã cho Wada lắm rồi [3] .
Ngay sau khi Bộ Văn hóa quyết định thu hồi giải thưởng, Wada còn bị tước Giải thưởng lớn của Bảo tàng Mỹ thuật Sompo của Nhật mang tên Seiji Togo trao cho bức tranh “Tư duy” (162 x 194 cm, 2001) sao chép gần như y nguyên tác phẩm “Quán ở ngã tư” của Alberto Sughi (vẽ vào thập niên 90 của thế kỷ trước) [4] .
Việc những “tác phẩm” như vậy được trao giải của Bộ Văn hóa đã khiến dư luận đòi phải xét lại các nguyên tắc và tiêu chuẩn chọn các ủy viên hội đồng chấm giải thưởng. Theo Thời báo Nhật Bản ngày 12/7/2006 Bộ Văn hóa Nhật vừa cho hay sẽ thay thế toàn bộ các ủy viên hội đồng giải thưởng hiện nay bằng các chuyên gia mới. Số ủy viên hội đồng tuyển chọn sẽ được tăng từ 7 lên 11 người, còn hội đồng đề cử sẽ có 15 người thay vì 10 trước đây.
Danh họa Pháp Paul Gauguin (1848 – 1903) từng nói: “Nếu như tôi chỉ làm những gì đã được làm ra từ trước, tôi sẽ thành một tên đạo họa và sẽ tự coi mình vô giá trị; vì thế tôi quyết định làm một cái gì đó khác đi và người ta gọi tôi là đồ vô luân. Tôi thà làm một đồ vô luân còn hơn làm một tên đạo họa.”
Tokyo 12/7/2006
© 2006 talawas
[1]Bài này được dịch và tóm lược từ các thông tin đăng tại nhật báo Yomiuri Shimbun ngày 10/6/2006, Asahi ngày 9/6/2006, The Australian ngày 9/6/2006, Times online ngày 8/6/2006, Kyodo News ngày 7/6/2006, BBC ngày 5/6/2006, Il Tempo ngày 2/6/2006, The Japan Times ngày 30/5/2006.
[2]Alberto Sughi (sinh năm 1928) - được coi là một trong các họa sĩ hàng đầu của Italia trong thập niên 50 của thế kỷ trước và là một trong những đại diện của trường phái hiện thực hiện sinh (existential realism). Ông từng được bầu làm chủ tịch Quadriennale của Rome năm 1992 và đoạt giải thưởng hội họa Michelangelo năm 2002 tại Rome.
[3]Sau đây là bản dịch tuyên bố (bằng tiếng Anh và tiếng Italia) ngày 30/5/2006 của họa sĩ Alberto Sughi đăng tại trang web của ông http://www.albertosughi.com/ “Tôi được thông báo, lúc đầu bởi Đại sứ quán Nhật ở Rome, và sau đó trực tiếp bởi các quan chức từ Tokyo, về cuộc điều tra của Bộ Văn hóa Nhật về những cáo buộc đối với họa sĩ Nhật Bản Yoshihiko Wada. Wada, người mới đây được trao giải thưởng của Bộ trưởng Văn hóa Nhật Bản, bị cáo buộc là đã “đạo họa” các tác phẩm của tôi. Sau khi xem các vựng tập và ảnh chụp mà người ta gửi cho tôi, tôi đã có thể kiểm chứng được rằng đại đa số các tác phẩm của Wada là sao y bản chính từ các bức tranh của tôi. Tôi rất bức xúc về việc này.
Việc đạo họa thô bạo này vi phạm các quyền của nghệ sĩ - người sở hữu duy nhất các hình tượng do mình tạo ra: đây là sự xâm phạm nghiêm trọng luật quốc tế, mà Wada đã gây ra nhằm đạt nhiều ưu thế cho cá nhân mình. Đồng thời tôi cho rằng tất cả các hội đồng nghệ thuật liên quan đã làm việc thiếu thận trọng, ghi công cho một kẻ đạo họa, người cuối cùng cũng đã lừa dối tất cả bọn họ.
Toàn bộ vụ này chắc hẳn đã tạo tin “giật gân” nếu quý vị lưu ý rằng tôi đã bị báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng vây kín, theo đúng nghĩa đen của từ đó, trong vài ngày gần đây, từ đài phát thanh Nhật Bản đến vô tuyến truyền hình.”
[4]Xem quyết định ngày 7/6/2006 của Bảo tàng Mỹ thuật Sompo (nguyên văn tiếng Nhật) tại http://www.sompo-japan.co.jp/museum/pdf/060607.pdf
[2]Alberto Sughi (sinh năm 1928) - được coi là một trong các họa sĩ hàng đầu của Italia trong thập niên 50 của thế kỷ trước và là một trong những đại diện của trường phái hiện thực hiện sinh (existential realism). Ông từng được bầu làm chủ tịch Quadriennale của Rome năm 1992 và đoạt giải thưởng hội họa Michelangelo năm 2002 tại Rome.
[3]Sau đây là bản dịch tuyên bố (bằng tiếng Anh và tiếng Italia) ngày 30/5/2006 của họa sĩ Alberto Sughi đăng tại trang web của ông http://www.albertosughi.com/ “Tôi được thông báo, lúc đầu bởi Đại sứ quán Nhật ở Rome, và sau đó trực tiếp bởi các quan chức từ Tokyo, về cuộc điều tra của Bộ Văn hóa Nhật về những cáo buộc đối với họa sĩ Nhật Bản Yoshihiko Wada. Wada, người mới đây được trao giải thưởng của Bộ trưởng Văn hóa Nhật Bản, bị cáo buộc là đã “đạo họa” các tác phẩm của tôi. Sau khi xem các vựng tập và ảnh chụp mà người ta gửi cho tôi, tôi đã có thể kiểm chứng được rằng đại đa số các tác phẩm của Wada là sao y bản chính từ các bức tranh của tôi. Tôi rất bức xúc về việc này.
Việc đạo họa thô bạo này vi phạm các quyền của nghệ sĩ - người sở hữu duy nhất các hình tượng do mình tạo ra: đây là sự xâm phạm nghiêm trọng luật quốc tế, mà Wada đã gây ra nhằm đạt nhiều ưu thế cho cá nhân mình. Đồng thời tôi cho rằng tất cả các hội đồng nghệ thuật liên quan đã làm việc thiếu thận trọng, ghi công cho một kẻ đạo họa, người cuối cùng cũng đã lừa dối tất cả bọn họ.
Toàn bộ vụ này chắc hẳn đã tạo tin “giật gân” nếu quý vị lưu ý rằng tôi đã bị báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng vây kín, theo đúng nghĩa đen của từ đó, trong vài ngày gần đây, từ đài phát thanh Nhật Bản đến vô tuyến truyền hình.”
[4]Xem quyết định ngày 7/6/2006 của Bảo tàng Mỹ thuật Sompo (nguyên văn tiếng Nhật) tại http://www.sompo-japan.co.jp/museum/pdf/060607.pdf
2 comments:
hê hê cảm ơn vì thông tin.nhưng nền khó đọc quá
hê hê cảm ơn vì thông tin.nhưng nền khó đọc quá
Post a Comment