Nguyễn Quân
Đọc dự án và xem giấy mời khai mạc cùng chương trình ba ngày của “Sài Gòn thành phố mở” do Công ty SOC (Saigon Open City) tổ chức, tôi phải nhận là ý tưởng rất hay, nội dung phong phú và quy mô hoành tráng; lại là một hình thức tổ chức tư nhân hoá hoàn toàn một sự kiện mỹ thuật quốc tế ở Việt Nam. Vào WTO rồi thì thế mới là bình thường! Công ty SOC được thành lập từ mấy năm nay để lo việc này. Trước đây phương án làm Saigon Biennale cực lớn đã tiêu tốn một mớ tiền sau phải bỏ, dự án được đổi sang SOC = Sài Gòn thành phố mở. Hai curator đầy kinh nghiệm từ Thái Lan xếp thành 3 chương Giải phóng - Thống nhất - Tái thiết . Lần này là Giải phóng. Từ nước ngoài sẽ có sự tham gia của các tên tuổi lừng danh như Yoko Ono (Anh-Mỹ), Joseph Bueys (Đức), Nam Jun Paik (Hàn Quốc)… và mười mấy nghệ sĩ đương đại từ mười mấy nước. Từ Việt Nam sẽ có đủ ba thế hệ từ Quách Phong, Huy Toàn, qua Đỗ Thị Ninh, Đào Minh Tri, Trần Lương, Trương Tân tới Ly Hoàng Ly, Lê Vũ… Tài trợ là Quỹ Ford, Quỹ Trung tâm Mỹ và nhiều cơ quan khác. Các sự kiện diễn ra đồng loạt tại bốn bảo tàng và trụ sở của SOC. Nghe quá đã! Và một vài báo đài ta tây vội vã đưa tin về sự kiện mỹ thuật đương đại lớn nhất Việt Nam này. Còn thêm một số khách VIP được mời vào Sài Gòn để chứng kiến nữa!
Sự thật thì 4 ngày qua Giải phóng diễn ra như thế nào?
Ngày 25/11 cuộc họp báo bị huỷ bỏ. Cuộc nói chuyện của David Ross, một curator nổi tiếng về Yoko Ono, phải chuyển thành nói chuyện nội bộ ở trụ sở Hội Mỹ thuật thành phố. Ông Quý Đức, một nhà báo Mỹ làm việc ở Hà Nội nói: Ông Ross giới thiệu quá ít về Yoko; một thính giả khác nói: Ông ta sang Việt Nam lần đầu nên nói như một nhà ngoại giao.
Ngày 26/11 tất nhiên không có việc mở cửa cả bốn bảo tàng cho công chúng xem, không có đạo diễn nghệ thuật hướng dẫn xem và minibus đưa đón, cũng không có lễ khai mạc với âm nhạc trình diễn, trình diễn của Y. Ono như trong giấy mời vì chưa dàn dựng xong và không có giấy phép, vả lại Yoko Ono (vợ goá của John Lennon) không tới Việt Nam! Ở trụ sở SOC, một quả bom bằng các chai gội đầu sunsilk (của một tác giả Indonesia) đang được đan buộc ngoài hành lang, các phòng còn đang dang dở cả. Phòng giới thiệu lịch sử Việt Nam có minh họa bằng photocopy một số tác phẩm mỹ thuật Việt Nam viết tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt! Các tác giả và ban tổ chức chen chúc trong các phòng sơn vẽ sơ sài của SOC thuê trên lầu 1 của một toà nhà cũ đối diện một phòng tập võ, một quán bán riêu cá và hai sân quần vợt! Ba tác phẩm trình diễn cũng dồn về đây. Lê Ngọc Thanh từ Huế nói: Họ mời tụi em diễn ở Bảo tàng Mỹ thuật, tụi em mừng quá, giờ lại làm ở chỗ chật chội thế này. Không có giấy phép mà cũng không nói với em, cứ bảo anh em diễn, nhỡ người ta bắt tụi em thì sao!
Hai ngày 27 và 28/11 có hai buổi thuyết trình và gặp gỡ ba thế hệ nghệ sĩ cũng dồn vào một phòng nóng nực với sự có mặt của các tác giả ban tổ chức và vài khách VIP. Hai vị lão thành đại diện thế hệ thứ nhất ốm không dự được!
Cả bốn ngày với các sự kiện trên đều đóng kín mít trong phạm vi ban tổ chức, đạo diễn nghệ thuật và một số tác giả, không có một công chúng nào tham gia, giới mỹ thuật TP HCM hầu như không được biết, được mời, công chúng thành phố lại càng không tuyệt đối! Một dự án thành phố mở, “dọa” làm sôi động thành phố bằng nghệ thuật, hoá ra chỉ là một hoạt động studio workshop im lìm tẻ nhạt.
Phải nói rõ rằng tới ngày 28/11, trong khi chờ giấy phép thì tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố các video đang được lắp đặt, một vài tranh và ảnh nước ngoài đang được treo, phần tranh Việt Nam đã ở trên tường, gồm vài tranh mang từ Hà Nội vào, còn lại phần lớn là tranh về đề tài chiến tranh có sẵn trong bảo tàng nay sắp xếp lại! Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đang làm tường giả để chuẩn bị dàn dựng! Tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ có bộ mâm nhôm xếp thành hình nón của Ly Hoàng Ly và cái váy cưới nửa bằng xích kim loại của Trương Tân và một video của Nguyễn Quang Huy!
Phía tổ chức có ý thanh minh (và đổ lỗi) sự chậm trễ, trục trặc này là do thành phố chần chừ cấp giấy phép, “chưa cởi mở với nghệ thuật đương đại”, nhưng giả sử đã có giấy phép, triển lãm cũng chưa thể diễn ra vì vẫn chưa dàn dựng xong. Và xét về nội dung thì như nhà báo Hoàng Hưng phát biểu: “Không có các tác phẩm mới, toàn là những cái đã làm ở nhiều nơi nay làm lại hay chiếu lại”. Khi được hỏi về chủ đề Giải phóng của triển lãm thì curator chống chế rằng: Giải phóng có nghĩa rộng, chung, làm nghệ thuật cũng là giải phóng! (Thế hai chương Thống nhất - Tái thiết sắp tới thì sao?) Không có installation và performance nước ngoài, trong nước thì gồm toàn những tác phẩm quen thuộc làm lại. Ban tổ chức lại chống chế là: Giới thiệu các tác phẩm cũ “trong ngữ cảnh mới” để công chúng dần làm quen với các môn mới. Tiếc rằng không có công chúng trong bốn ngày qua, nhưng cũng may chứ nếu không họ cũng sẽ khó mà thích thú với toàn những tranh và các thứ họ đã biết cùng một số video nước ngoài. Không lẽ họ đến Bảo tàng Mỹ thuật thành phố để xem lại các tranh vốn vẫn ở đó được xếp theo “ngữ cảnh mới”?
Có điều đáng nói nữa là trước đó, ngày 24/11, tại trụ sở Hội Mỹ thuật thành phố đã khai mạc đàng hoàng vui vẻ một triển lãm vệ tinh của SOC do Trần Lương làm curator với 9 tác phẩm sắp đặt và trình diễn của 9 sinh viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn khá mới mẻ và thú vị. Việc nhỏ thì làm gọn nhưng việc lớn thì hình như quá sức tổ chức của SOC!
Dù hiện nay SOC vẫn phấp phỏng chờ giấy phép để mở cửa trưng bày tại mấy bảo tàng, thì phải nhận rằng đây là một bài học thất bại của việc tổ chức sự kiện mỹ thuật đương đại quốc tế cỡ lớn, từ nội dung tới quy trình hành chính và công việc dàn dựng. Có thể do sự thiếu am hiểu sâu sắc của các curator về “ngữ cảnh” mỹ thuật đương đại ở Việt Nam, về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, về cộng đồng mỹ thuật ở TP HCM. Có thể do SOC chưa tìm được những đối tác tốt giúp họ thực hiện trót lọt dự án, chưa có được sự ủng hộ của cộng đồng nghệ sĩ thành phố v.v. và v.v… Thực ra trước SOC đã có nhiều sự kiện mỹ thuật quốc tế được tổ chức thành công từ các trại điêu khắc quốc tế, liên hoan nghệ thuật đường phố ở Festival Huế hay các hoạt động ở Viện Goethe, Hội đồng Anh, L’Espace ở Hà Nội.
Hy vọng SOC rút ra được những kinh nghiệm để chữa chạy phần sau của Giải phóng và tổ chức tốt các chương Thống nhất - Tái thiết tiếp theo. Để công chúng Thành phố mở này không bị “bé cái nhầm” như lần này.
Sự thật thì 4 ngày qua Giải phóng diễn ra như thế nào?
Ngày 25/11 cuộc họp báo bị huỷ bỏ. Cuộc nói chuyện của David Ross, một curator nổi tiếng về Yoko Ono, phải chuyển thành nói chuyện nội bộ ở trụ sở Hội Mỹ thuật thành phố. Ông Quý Đức, một nhà báo Mỹ làm việc ở Hà Nội nói: Ông Ross giới thiệu quá ít về Yoko; một thính giả khác nói: Ông ta sang Việt Nam lần đầu nên nói như một nhà ngoại giao.
Ngày 26/11 tất nhiên không có việc mở cửa cả bốn bảo tàng cho công chúng xem, không có đạo diễn nghệ thuật hướng dẫn xem và minibus đưa đón, cũng không có lễ khai mạc với âm nhạc trình diễn, trình diễn của Y. Ono như trong giấy mời vì chưa dàn dựng xong và không có giấy phép, vả lại Yoko Ono (vợ goá của John Lennon) không tới Việt Nam! Ở trụ sở SOC, một quả bom bằng các chai gội đầu sunsilk (của một tác giả Indonesia) đang được đan buộc ngoài hành lang, các phòng còn đang dang dở cả. Phòng giới thiệu lịch sử Việt Nam có minh họa bằng photocopy một số tác phẩm mỹ thuật Việt Nam viết tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt! Các tác giả và ban tổ chức chen chúc trong các phòng sơn vẽ sơ sài của SOC thuê trên lầu 1 của một toà nhà cũ đối diện một phòng tập võ, một quán bán riêu cá và hai sân quần vợt! Ba tác phẩm trình diễn cũng dồn về đây. Lê Ngọc Thanh từ Huế nói: Họ mời tụi em diễn ở Bảo tàng Mỹ thuật, tụi em mừng quá, giờ lại làm ở chỗ chật chội thế này. Không có giấy phép mà cũng không nói với em, cứ bảo anh em diễn, nhỡ người ta bắt tụi em thì sao!
Hai ngày 27 và 28/11 có hai buổi thuyết trình và gặp gỡ ba thế hệ nghệ sĩ cũng dồn vào một phòng nóng nực với sự có mặt của các tác giả ban tổ chức và vài khách VIP. Hai vị lão thành đại diện thế hệ thứ nhất ốm không dự được!
Cả bốn ngày với các sự kiện trên đều đóng kín mít trong phạm vi ban tổ chức, đạo diễn nghệ thuật và một số tác giả, không có một công chúng nào tham gia, giới mỹ thuật TP HCM hầu như không được biết, được mời, công chúng thành phố lại càng không tuyệt đối! Một dự án thành phố mở, “dọa” làm sôi động thành phố bằng nghệ thuật, hoá ra chỉ là một hoạt động studio workshop im lìm tẻ nhạt.
Phải nói rõ rằng tới ngày 28/11, trong khi chờ giấy phép thì tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố các video đang được lắp đặt, một vài tranh và ảnh nước ngoài đang được treo, phần tranh Việt Nam đã ở trên tường, gồm vài tranh mang từ Hà Nội vào, còn lại phần lớn là tranh về đề tài chiến tranh có sẵn trong bảo tàng nay sắp xếp lại! Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đang làm tường giả để chuẩn bị dàn dựng! Tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ có bộ mâm nhôm xếp thành hình nón của Ly Hoàng Ly và cái váy cưới nửa bằng xích kim loại của Trương Tân và một video của Nguyễn Quang Huy!
Phía tổ chức có ý thanh minh (và đổ lỗi) sự chậm trễ, trục trặc này là do thành phố chần chừ cấp giấy phép, “chưa cởi mở với nghệ thuật đương đại”, nhưng giả sử đã có giấy phép, triển lãm cũng chưa thể diễn ra vì vẫn chưa dàn dựng xong. Và xét về nội dung thì như nhà báo Hoàng Hưng phát biểu: “Không có các tác phẩm mới, toàn là những cái đã làm ở nhiều nơi nay làm lại hay chiếu lại”. Khi được hỏi về chủ đề Giải phóng của triển lãm thì curator chống chế rằng: Giải phóng có nghĩa rộng, chung, làm nghệ thuật cũng là giải phóng! (Thế hai chương Thống nhất - Tái thiết sắp tới thì sao?) Không có installation và performance nước ngoài, trong nước thì gồm toàn những tác phẩm quen thuộc làm lại. Ban tổ chức lại chống chế là: Giới thiệu các tác phẩm cũ “trong ngữ cảnh mới” để công chúng dần làm quen với các môn mới. Tiếc rằng không có công chúng trong bốn ngày qua, nhưng cũng may chứ nếu không họ cũng sẽ khó mà thích thú với toàn những tranh và các thứ họ đã biết cùng một số video nước ngoài. Không lẽ họ đến Bảo tàng Mỹ thuật thành phố để xem lại các tranh vốn vẫn ở đó được xếp theo “ngữ cảnh mới”?
Có điều đáng nói nữa là trước đó, ngày 24/11, tại trụ sở Hội Mỹ thuật thành phố đã khai mạc đàng hoàng vui vẻ một triển lãm vệ tinh của SOC do Trần Lương làm curator với 9 tác phẩm sắp đặt và trình diễn của 9 sinh viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn khá mới mẻ và thú vị. Việc nhỏ thì làm gọn nhưng việc lớn thì hình như quá sức tổ chức của SOC!
Dù hiện nay SOC vẫn phấp phỏng chờ giấy phép để mở cửa trưng bày tại mấy bảo tàng, thì phải nhận rằng đây là một bài học thất bại của việc tổ chức sự kiện mỹ thuật đương đại quốc tế cỡ lớn, từ nội dung tới quy trình hành chính và công việc dàn dựng. Có thể do sự thiếu am hiểu sâu sắc của các curator về “ngữ cảnh” mỹ thuật đương đại ở Việt Nam, về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, về cộng đồng mỹ thuật ở TP HCM. Có thể do SOC chưa tìm được những đối tác tốt giúp họ thực hiện trót lọt dự án, chưa có được sự ủng hộ của cộng đồng nghệ sĩ thành phố v.v. và v.v… Thực ra trước SOC đã có nhiều sự kiện mỹ thuật quốc tế được tổ chức thành công từ các trại điêu khắc quốc tế, liên hoan nghệ thuật đường phố ở Festival Huế hay các hoạt động ở Viện Goethe, Hội đồng Anh, L’Espace ở Hà Nội.
Hy vọng SOC rút ra được những kinh nghiệm để chữa chạy phần sau của Giải phóng và tổ chức tốt các chương Thống nhất - Tái thiết tiếp theo. Để công chúng Thành phố mở này không bị “bé cái nhầm” như lần này.
© 2006 talawas
11720v.
1 comment:
em cung theo doi dien bien nay,cung "be cai nham",nhung ma tan mat thay cong doan hau truong moi thay thuong ho, cung xi tret lam c ah!
Post a Comment