Saturday 20 April 2024

Dư vị nhân gian

 Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc tại LHP Cannes 2023. Đa số bài viết đề cập đến đỉnh cao mỹ vị của các món ăn Pháp, những khung hình đẹp, và chuyện tình tri kỷ, tri âm suốt hai mươi năm giữa chuyên gia ẩm thực Dodin Bouffant và nữ đầu bếp Eugénie tài năng của ông tại tòa lâu đài ở làng quê nước Pháp vào thế kỷ 19…

Nội dung phim chủ yếu tập trung vào nửa năm cuối đời của nữ đầu bếp Eugénie. Cảnh chuẩn bị các món ăn mỹ vị một cách công phu, cầu kỳ sẽ xuyên suốt bộ phim để truyền tải sự kết hợp tinh tế giữa chuyên gia ẩm thực lên thực đơn và tài hoa thể hiện món ăn của nữ đầu bếp của ông. Câu chuyện hoàng tử Âu Á mời Dodin tới dùng bữa để phô bày chứng tỏ độ sành ăn trưởng giả là lý do khiến ông phải đáp lễ mời lại một bữa ăn với menu đơn giản nhưng đầy đủ những hương vị tinh tế mang đặc trưng của nước Pháp. Xen kẽ giữa những hình ảnh các món tinh hoa ẩm thực là câu chuyện tình giữa hai người, là hình ảnh mang đậm tinh thần “ tương kính như tân” của đôi tình nhân. Suốt 20 năm, Dodin đã cầu hôn nữ đầu bếp của mình không biết bao nhiêu lần, và cũng là bấy nhiêu lần bà từ chối. Có lẽ, cảm giác sợ sự sở hữu thường tình sẽ khiến mọi thứ trôi nhanh, nên Eugénie đã bỏ qua điều hạnh phúc như những đôi vợ chồng thường thấy (mà bà sợ sự quen thuộc sẽ trở nên nhàm chán), chấp nhận mọi điều có được với lòng biết ơn thuần hậu, được làm việc mình yêu thích, được ở bên cạnh người có tâm hồn đồng điệu mà bà kính trọng yêu thương , được chờ đợi (và cũng vô cùng trớ trêu vì sự im lặng này mà cả hai đã trật nhịp đa số lần trong sự chờ đợi nhau, vì giữa hai người có quy ước là nếu Dodin  xoay nắm cửa, phòng bà không khóa cửa thì sẽ bước vào, còn cửa khóa thì ông sẽ quay trở về phòng của mình). Chỉ đến khi bắt gặp hình ảnh bà ngất đi trong khu vườn, ông mới vội vã gấp rút lên kế hoạch cầu hôn bằng một bữa ăn siêu phẩm tỉ mỉ do đích thân ông vào bếp làm cho bà, Eugénie mới gật đầu ưng thuận trở thành vợ ông. Nào ngờ, bữa tiệc ngoài trời trong không khí rộn rã vui tươi để thông báo bạn bè láng giềng thân hữu về kế hoạch kêt hôn vào mùa thu lại là lần cuối bà cùng ông kết hợp với nhau trên menu ẩm thực. Sự ra đi bất ngờ của Eugénie đã khiến ông choáng váng, tưởng chừng bỏ luôn điều còn dang dở như buổi ăn mời hoàng tử Âu Á, bỏ luôn ý định nhận cô bé học trò có năng khiếu thiên bẩm về thẩm định món ăn. Nhưng nhóm bạn thân hữu đã không ngừng tìm kiếm những danh sách đầu bếp giới thiệu cho ông. Rất nhiều người đã bị loại bỏ, song song đó ông cùng cô học trò chuẩn bị món súp rau củ vốn gắn liền với người Pháp từ mọi thành phần từ quý tộc đến dân dã. Và cuối phim, người đầu bếp tài năng đã xuất hiện, ông vẫn tiếp tục con đường ẩm thực của mình với cô học trò nhỏ…

 Tôi sẽ không viết về sự kết hợp công phu của những món ăn được nhắc đến trong phim nữa, vì mọi người đã nói đến rất nhiều (như có nhiều phản đối chi tiết về hai món ngỗng nhồi và trùm vải lên đầu ăn chim rô ti)… Tôi chỉ muốn nói về điều đọng lại trong tôi không phải là sự tương âm tri kỷ của đôi tình nhân qua hai câu trong cảnh cuối phim “em là đầu bếp của ngài hay là vợ ngài?_đầu bếp của tôi!” mà hầu hết các bài viết đều nhắc đến như một điều tâm đắc. Mà, điều tôi muốn nói là sự tiếc nuối của Eugénie, là cảnh thoại đoạn bà chấp nhận lời cầu hôn, là điều kỳ diệu mà bà mong đợi là hình dung ra cảnh ngài Dodin băng qua hành lang, đến mở cửa phòng trong rất nhiều đêm bà không khóa cửa, lại chỉ xảy ra duy nhất 2 lần!!? (như vậy tần suất 2 lần/20 năm vậy là hai người không có nhiều duyên như lẽ ra phải có nếu thực là tri âm tri kỷ!!)


Dodin đã thoáng ngẩn người khi nghe điều này. Một chút nuối tiếc đã thoảng đến, nhưng cảnh này đã đi rất nhanh, nhanh đến độ người bạn xem cùng với tôi còn không kịp nhớ rằng là hai đêm mà Dodin bước vào căn phòng Eugénie đều là ông tự đưa tay mở chứ không phải là Eugénie bước ra mở như bạn tôi tưởng. Tôi đã im lặng không tranh cãi về điều này, vì nghĩ tranh cãi về cảm giác tiếc nuối là một điều không đáng có. Chẳng hạn như tôi đã tiếc về cảnh đêm thứ hai khi Dodin mở cửa phòng Eugénie, hiện ra khung cảnh tấm lưng trần với chiếc eo thắt lại kéo xuống bờ mông gợi cảm hình quả lê. Tôi tiếc rằng, thay vì đưa bàn tay to lớn miết vào bờ eo trái lê của người phụ nữ, thì thay bằng mu bàn tay nghiêng khẽ chạm rồi xoay những đầu ngón tay ve vuốt mơn trớn nhẹ nhàng thể hiện sự ước ao trân quý vì không dễ dàng có được (Trong suốt hai mươi năm rất nhiều lần Dodin đến xoay nắm cửa đều bị khóa trái). Nhưng bạn tôi lại không đồng ý về điều này, như cảm nhận của mỗi người về sự chạm vào thì khác nhau (bạn tôi cảm nhận mang nhiều  tính nam, còn tôi thì lại theo khát khao mang tính nữ).

Mọi người nói nhiều về cảm giác không có được, không sở hữu sẽ kéo dài sự khao khát của người đàn ông, nhưng đã không ai nói về sự tiếc nuối, cũng như, đạo diễn đã không xoáy mạnh về sự tiếc nuối về sự trật nhịp này giữa hai người. Tôi đã ngỡ ngàng khi  tới cảnh thuận lòng lấy Dodin, Eugénie tự mình nói ra, rằng trong suốt 20 năm, trong vô số lần bà không khóa cửa phòng (mà Dodin lại nói rằng đa số lần đến thì  là cửa phòng đều đóng (nên mới có cảnh trong vườn buổi đêm ông cầu xin bà đêm nay đừng đóng cửa (mà bà cũng chỉ mỉm cười không nói gì), bà luôn sống trong cảm giác chờ đợi, tưởng tượng cảnh người đàn ông bước qua các bậc cầu thang, băng qua dãy hành lang mà mở cửa bước vào phòng mình…mà điều kỳ diệu ấy chỉ xảy ra đúng hai lần.  Chỉ hai lần, trong suốt hai mươi năm!?!

Tôi cảm thấy nhiều tiếc nuối về những mặc định, bí quyết gìn giữ yêu thương của nhân gian. Tại sao khi tâm hồn đã đạt đến sự đồng điệu cao độ, lại không nói cho nhau nghe về những điều khao khát, mà lại để cho đối phương tự đoán định, tự mò mẫm thể hiện khao khát yêu thương rồi rốt cuộc lại rơi vào duyên phận trớ trêu. Dù không phải là “chỉ 2 lần điều kỳ diệu ấy xảy đến”, mà là một tháng một lần trong suốt 20 năm đó đi, cũng là quá ít cho sự khát khao trong tình yêu. Hai mươi năm, là tận 20 năm đó, mà chỉ có đúng 2 lần điều kỳ diệu mà Eugénie mong mỏi đến với bà!!?  Khi Dodin nói “Thánh Agustine nói, hạnh phúc là luôn ước sao điều mình đang có, mà ta đã bao giờ thực sự có nàng chưa” , rằng đa số thời gian đến bà đều khóa cửa… Tôi tự hỏi, vì sao một người đàn ông luôn ước ao có được người phụ nữ của đời mình  lại không kiên nhẫn đều đặn hàng đêm đến mở cửa phòng  người tình, mà lại chỉ đến khi bản năng mình muốn (mà bản năng của người phụ nữ đâu phải lúc nào cũng trung khớp với đàn ông, nên đa số các lần ông đến đều gặp cảnh phòng khóa cửa) ?. Như vậy có xứng đáng gọi là ước ao, là khao khát không?

Ngoài ra, tôi còn có khá nhiều tiếc nuối về một bộ phim công phu về nghệ thuật ẩm thực đầy tinh tế của những người khó tính, cầu toàn như đầu bếp. Chẳng hạn như cảnh giã thịt trong cối làm món thịt viên đã có một miếng thịt văng ra ngoài  rơi xuống bàn mà không được ai lượm lên trong khi đa số người đầu bếp đều rất trân trọng nguyên vật liệu. Như cảnh bàn tay Eugénie vừa bốc đồ ăn sơ chế bỏ vô nồi xong không lau vô tạp dề mà cầm luôn cái mâm đưa cô bé giúp việc bưng ra cho khách. Như bàn tay Dodin đeo nhẫn khi vừa cầm vô thịt sống (về nguyên lý là đầu bếp không được đeo trang sức khi chế biến món dù là đồng hồ đeo trên cổ tay, vì có thể rửa tay, chùi tay, nhưng đồ trang sức như nhẫn sẽ có những kẽ hở mà làm thịt sống sẽ bám vi khuẩn vào). Như, nêm đồ ăn còn đang nấu trong muôi thì không nói, đằng này đã nấu xong rồi, mà lại đưa nếm trong cái muôi to rồi bỏ lại vô nồi (chỉ còn đợi cô bé học việc Pauline nếm qua là múc đem ra cho thực khách), rồi cảnh cô bé học việc nếm thử nước sốt cũng  múc  một muỗng nếm xong rồi lại nhúng muỗng đó vô nếm tiếp để đọc ra thành phần gia vị…. Nếu xuyên suốt các cảnh nấu ăn là như vậy thì có thể xem như hồi thề kỷ 19 chuyện đó chưa được để ý tới, nhưng tới phần Dodin thử trứng cá lại biết quết một miếng nhỏ vô mu bàn tay để thử (như khi bartender hướng dẫn pha chế, cũng chỉ tôi cách nhỏ một ít lên mu bàn tay để thử chứ không nếm vào muỗng). Rồi cảnh Eugénie bưng nồi nước to đùng rót, Dodin ngồi đưa vợt hứng tôi lại tự hỏi sao không để người đàn ông làm việc nặng sẽ hợp lý và ga lăng hơn… cảnh chạm ly rượu vang được mua trong buổi đấu giá, dù đang cầu hôn Eugénie, Dodin cũng vẫn đứng mà không ngồi xuống khẽ chạm cho tinh tế thể hiện rõ sự khao khát có được bà hơn, để độ cao thấp giữa hai ly rượu chênh rõ…                                 …

Dù sao thì tôi cũng không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp, nên bỏ qua hết những sơ sót mà có thể diễn viên sẽ không để ý khi nhập vai như khăn nhấc chảo cho đỡ nóng có chạm nhẹ vào món ăn, Dodin rót nước vô nồi hầm gà bị văng ra ngoài, đoạn món cá tráp từ người đầu bếp mới nấu, Dodin múc ăn làm rớt xuống dĩa 2 lần…(hoặc vì thế kỷ 19 nên có thể bỏ qua). Tôi lại để ý tới cảnh hai người ngồi trong vườn vào buổi đêm sau bữa ăn (mà Dodin tha thiết đề nghị Eugénie tối hôm đò đừng khóa cửa phòng). Vì tôi là người xuất thân ở quê, nên biết rõ sau khi ánh mặt trời tắt là thời gia của rắn rít sâu bọ, tuyệt đối không nên ra vườn nếu như không có việc cần gấp , và phải đem theo đèn pin xịt để thông báo cho tụi nó kịp thời di chuyển tránh người…. (Có lần hồi cấp 3, tụi lớp tôi đến nhà người chị bạn chơi vào buổi tối, băng qua sân để bước vào nhà, một khoảng ngắn thôi tôi đã bị vương chút gì đó từ con sâu róm vào cổ, khiến da bỏng rát, đau đớn khó chịu vô cùng). Eugénie cũng là một người chăm sóc rau củ trong vườn, không thể không biết điều này. Cho nên, với tôi, cảnh ấy khu vườn đầy ánh sáng chiều tà sẽ hợp lý hơn là khung cảnh buổi về đêm, cả về thị giác lẫn logic đời sống. (cũng như, chuẩn bị quá nhiều món ăn như vậy sẽ hợp cho bữa ăn trưa ngả về xế hơn là bữa tối mang bụng đầy ứ đi ngủ (vì cảnh hai người ngồi dưới tán cây trong khu vườn ban đêm đó là ngay sau bữa ăn công phu nhiều món  ).


Đa số mọi người nhận xét rằng bộ phim đầy ý thơ, lãng mạn, ý nhị, quý tộc, nhiều triết lý nhân văn qua các câu thoại sâu sắc …, một chuyện tình da diết giữa hai con người đồng điệu, tri âm tri kỷ. Nhưng đoạn kết phim với tôi như một nhịp gãy, và khiến tôi rơi vào cảm giác hẫng nhẹ, khi vị chuyên gia ẩm thực vừa đang chia sẻ món ăn ngang hàng với cô học trò nhỏ (người một miếng kéo qua kéo lại đĩa thức ăn, phân tích kỹ thuật (như món tủy cần có độ tuổi và sự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vị của nó), thể hiện rõ sự tôn trọng dành cho hậu thế), vừa rơi nước mắt khi nói về người tình vừa qua đời để lại cho ông một nỗi đau khôn nguôi, vụn vỡ, thì ngay lập tức trước hai món ăn được bạn ông đưa tới được nấu xuất sắc bởi một người đầu bếp nữ khác, mà ngài Dodin  đã trở nên vội vã ăn một mình (múc món ăn bị rơi ra khỏi muỗng hai lần, vẫn dành thời gian để phân tích nguyên liệu sâu sắc nhưng tuyệt không đưa cho cô học trò thử miếng nào như trước đó), rồi vội vàng chùi miệng chạy đi tìm người nữ đầu bếp đó (và khi cô bé học trò tò mò nếm thử hai đĩa thức ăn bị bỏ dở thì ngài sực nhớ ra quay lại lôi cô bé theo). Tự nhiên, một cảm giác vô thức ùa đến trong tôi rằng, vị trí của Eugénie trong Dodin rồi sẽ bị thay thế bởi người nữ đầu bếp mới, chỉ còn là thời gian…

Vậy đó, đột nhiên mọi ý thơ, mọi triết lý về món ăn, sự trải nghiệm, tương âm, tri kỷ… về “hạnh phúc là sự ước ao những gì đang có…” được thốt ra từ ngài Dodin đều chìm khuất không dấu vết, như một lẽ thường tình của người đàn ông vốn dĩ sẽ quên đi ngay người phụ nữ của mình khi không còn ở bên khi người mới xuất hiện… Đúng, cuộc sống vẫn tiếp diễn, lòng đam mê cũng không cần dập tắt, mọi vị trí đều có thể bị thay thế… nhưng, sự thể hiện chỉ cần khác đi một chút thì những ý nghĩa cao đẹp, sâu sắc, ý nhị mà trước đó ngài Dodin nói đều vẫn còn đó, sẽ không biến mất. Chỉ cần một chút biểu hiện nhẹ nhàng, điềm đạm, từ tốn, và tinh tế… như chậm rãi thưởng thức món cá tráp, đẩy dĩa qua cô học trò chia sẻ, phân tích về cách xử lý dưa chuột… cả hai cùng mỗi người một muỗng ăn hết hai dĩa thức ăn một cách sạch sẽ rồi ông kêu cô học trò nhỏ đứng dậy, cùng  đi gặp người đầu bếp mới với một thái độ vừa phải, chừng mực (lãng phí món ăn ngon là một lỗi không nhỏ mà người tinh tế, và giỏi, không nên phạm phải)… Chỉ cần đoạn kết chuyển giao chậm lại nhẹ nhàng ý nhị một chút thôi như nhịp phim vốn đã (Eugénie chỉ mới vừa rời đi mà) thì có thể chút lấn cấn trước đó trong tôi sẽ không còn là gì trước vẻ đẹp thị giác tổng thể hài hòa cùng những tinh hoa ẩm thực như bộ phim muốn truyền tải đến.


SG. 19/04/2024
Himiko. Nguyen

 cảnh câu thoại gây cho tôi nhiều cảm giác tiếc nuối nhất…

Điều kỳ diệu ấy chỉ xảy ra 2 lần

 Tôi tiếc cảnh bàn tay áp lên da thịt như thế này

 

Mà không là sự chạm khẽ mu bàn tay mơn trớn nhẹ nhàng rồi xoay đầu ngón tay ve vuốt dịu dàng

Thật ra thì, tôi vốn dĩ không là người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, cũng như biết rắng khó mà đạt đến sự hoàn hảo trên đời trong mắt mọi người. Tôi cũng là người thích nấu ăn, trân trọng món ăn nhưng chỉ ở mức độ kết hợp đơn giản, hợp lý chứ không đến độ quá mức cầu kỳ nên không thể, cũng như không có trình độ về món Tây để bình luận về ẩm thực… Nhưng vì tinh thần bộ phim được đa số mọi người nhắc đến là sự hoàn mỹ, là vẻ đẹp, là tinh túy, nên tôi chỉ đựa ra vài nhận định chủ quan mình cảm thấy sau khi xem bộ phim này.

Dư vị nhân gian

  Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt...