Friday, 29 April 2011

event L.12.12


Himiko. Nguyễn


Nguyễn Sơn


Nguyễn Mậu Tân Thư

Ngô Thanh Vân

Phạm Hoàng Thuận Nhân

Vũ Anh Tuấn

Lã Huy

Trần Tuấn Nghĩa


Phan Vũ Linh


Tạ Hải


Thái Lê Ngọc Diệp


Ngô Đình Bảo Vi



Phạm Thị Vinh












Friday, 22 April 2011

The two Japanese teachers think about "Flow to nothingness"


Kurokawa Yasuhiro:

The artworks of those individual artists have given me a share more than gentle words. I am very graceful. I think only words can not express my thoughts.
I like most the artwork of Himiko Nguyen and Ha-chan, the lantern is covered by the flying cranes. This work impresses me and brings me strong feeling of these people who are lost in the earthquake and tsunami are now flying around our Father Sun and protecting us. (I had a friend who was missing after the tsunami). I feel my sadness is beareble now because of the thought about him, smiling at me from above.

I also like Nguyen Son’s paintings on the wall. They bring an imagination of a peaceful scene, of a quiet silence atmosphere before the earthquake occurred and tsunami was coming ahead. After then everything just disappeared. This does not necessarily mean something bad, it creates the feeling of something will be better. Northeast people will find their ways to response and gradually rebuild lives, step by step far beyond the fear and death silence. After all, life will be reborn.


Kurokawa Yasuhiro: man on the left and Yuri Akatsuka: the teacher brought glasses


Yuri Akatsuka:

- My first impression is imppressed, all the work provides contemplation atmosphere for prayers. In Japan, the white clothing is reminiscent of the new born baby as well as the bride's wedding dresscode. It is also the colored clothing for the deceased. White is the start of a new human existence.

I was particularly impressed by the work of Himiko. Nguyen, because of the cranes fly off from the coastline. The white birds are flying up, this image brought feelings of those death ones are flying into a new world.
Around this time, I'm not in Japan, I have no real experience, but gone through what happened in Japan as I saw from the internet, news, media, as well as hearing from families caused shock and heavy overcast. The works in this exhibition has touched me comforting and soothing more or less. Thank you Himiko.


Kurokawa Yasuhiro:

Các tác phẩm của các nghệ sĩ đã mang đến cho tôi sự chia sẻ nhiều hơn cả những từ ngữ dịu dàng. Tôi rất cảm ơn. Tôi nghĩ mình không thể diễn đạt hết bằng lời.

Tôi thich nhất tác phẩm đèn lồng được phủ kín bởi những cánh hạc bay lên của Himiko Nguyễn & bé Hà . Tác phẩm này cho tôi ấn tượng và cảm giác như những người mất đi trong cơn động đất và sóng thần lúc nào cũng bay quanh vầng thái dương và bảo vệ chúng tôi. (Tôi có một người bạn thân đã mất tích sau cơn sóng thần). Tôi như vơi đi nỗi buồn vì nghĩ rằng anh ấy mỉm cười nhìn tôi từ trên cao.

Tôi cũng thích những bức tranh trên tường của Nguyễn Sơn. Khiến tôi tưởng tượng về một khung cảnh bình yên, về không khí yên lặng tĩnh mịch trước khi trận động đất diễn ra và cơn sóng thần sắp đến. Và rồi sau đó mọi thứ đều biến mất. Đó không hẳn là một điều gì đó tệ hại, vì còn gây cho tôi cảm giác là rồi sau nỗi sợ hãi và vắng lặng, người dân vùng Đông Bắc tìm cách ứng phó và tạo dựng lại dần dần từng bước một. Cuộc sống rồi sẽ tái sinh.


Yuri Akatsuka:

Ấn tượng đầu tiên của tôi là toàn bộ các tác phẩm mang đến cảm giác trầm mặc của không khí cầu nguyện. Ở Nhật bản, màu trắng là màu gợi nhớ đến màu quần áo của em bé mới sinh ra cũng như là màu áo cưới của cô dâu trong lễ cưới. Và, đó cũng là màu quần áo mặc cho những người quá cố. Là màu sắc khởi đầu cho một kiếp nhân sinh mới.

Tôi đặc biệt ấn tượng bởi tác phẩm những cánh hạc bay lên từ bờ biển. Những cánh chim trắng bay lên cho tôi cảm giác những người đã mất đang hóa thân bay vào một thế giới mới.

Khoảng thời gian này, tôi không ở Nhật Bản, tôi không có những trải nghiệm thực tế, nhưng qua những gì xảy ra ở Nhật Bản mà tôi nhìn thấy từ internet, tin tức báo chí cũng như được nghe từ gia đình đã gây ra cho tôi một cảm giác bị sốc nặng nề và u ám. Những tác phẩm trong triển lãm này đã khiến tôi cảm động và ít nhiều được an ủi, xoa dịu. Cảm ơn Himiko.

link


http://www.tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/lifestyle/hcmc-artists-remember-japanese-victims-1.27832

http://www.wordhcmc.com/events/141-general/1853-art-exhibition-qflow-to-nothingnessq

http://vietnamnews.vn/print/210511/origami-work-expresses-pain.htm

Wednesday, 20 April 2011

Trôi...



I were thinking about this artwork when read the morning new of 2000 corpses pulled into Miyagi coast. I cut the coastal road map of the most hard-hit provinces, stretching from Ibaraki (right) and Miyagi (left, wave form). Road map is based on the curved shape of the waves. The cranes are flying up as the reincarnation of the death’s souls whom are wandering the coast line.


The Japanese believe there has another parallel world exits along the one we are living. I want to lay a belief that these people are transforming into another purier world. And the depature of the death will be the strenght of the living ones.

http://www.tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/lifestyle/hcmc-artists-remember-japanese-victims-1.27832


http://www.wordhcmc.com/events/141-general/1853-art-exhibition-qflow-to-nothingnessq

Tôi nghĩ về tác phẩm này khi một buổi sáng đọc thấy tin 2000 xác người tấp vào ven biển Miyagi. tôi cắt trên bản đồ đường ven biển của mấy tỉnh bị thiệt hại nặng nhất, kéo dài từ Ibaraki (bên phải) đến Miyagi (bên trái, hình ngọn sóng). Đường bản đồ như hình lượn cong của những cơn sóng. Những cánh hạc dù bẹp dí mà vẫn đang bay lên, như sự hóa thân của những linh hồn từ những xác người vất vương ven biển.

Người Nhật vốn tin vào một thế giới khác song song thế giới đang hiện hữu. Tôi muốn tin một niềm tin rằng, họ đang hóa kiếp sang một thế giới khác trong lành hơn. Và, sự ra đi của những con người kia hóa thành sức mạnh tiếp nối cho những người ở lại.

Himiko. Nguyễn.

"Nhìn thấy lửa và có được lửa khác xa nhau lắm!"


http://himikonguyen.blogspot.com/2011/05/nhin-thay-lua-va-co-uoc-lua-khac-xa.html








GIẢI THƯỞNG DOGMA VỀ CHÂN DUNG TỰ HỌA

(ai muốn nhận file pdf gốc có nhiều hình tranh chân dung kèm theo thì liên hệ qua email : himiko.nguyen@gmail.com)

Giải thưởng Dogma dành cho nghệ thuật chân dung tự họa sẽ được trao cho tác phẩm được ban giám khảo bình chọn là tác phẩm chân dung tự họa mới xuất sắc nhất trong số những tác phẩm được chọn vào vòng chung kết để trưng bày tại triễn lãm sắp tới, những tác phẩm chân dung tự họa Việt Nam từ triển lãm hội sưu tập Dogma được diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TPHCM từ ngày 12/7/2011.

Người thắng giải Dogma sẽ được công bố vào Thứ Ba ngày 12/7/2011 và Hội sưu tập Dogma se tiếp tục tài trợ cho giải này hai năm một lần.

Giải mở đầu lần này sẽ do thành phần ban giám khảo bao gồm:
- Bà Mã Thanh Cao - Giám đốc Bảo Tàng Mỹ Thuật TPHCM
- Bà Phạm Thị Như Quỳnh - Họa sỹ, Nhà phê bình nghệ thuật kiêm Giám đốc phòng trưng bày Quỳnh
- Ông Richard San Marzano - Họa sỹ, người phụ trách chính Hội sưu tập Dogma.

Số tiền trị giá 100,000,000 Đồng sẽ được trao cho nghệ sỹ / họa sỹ thắng chung cuộc và ban phụ trách cũng sẽ trao thêm 3 giải ấn tượng đặc biệt với giá trị 10,000,000 Đồng mỗi giải.

Giải Dogma được tổ chức với ý định khích lệ và nuôi dưỡng nghệ thuật chân dung tự họa trong giới họa sỹ / nghệ sỹ mới cũng như những họa sỹ / nghệ sỹ đã được khẳng định tên tuổi của Việt Nam.
Giải Dogma thể hiện niềm tin của chúng tôi về tầm quan trọng của việc công nhận và khen thưởng những họa sỹ / nghệ sỹ đã đem tài nghệ, kỹ năng và sự độc đáo trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại của hội họa, điêu khắc, vẽ, nhiếp ảnh và quay phim.

Vui lòng xem công bố trên báo chí để có thêm chi tiết.


GIẢI THƯỞNG DOGMA VỀ CHÂN DUNG TỰ HỌA
Bảo Tàng Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

Hội sưu tập Dogma lần đầu tiên công bố dành một giải thưởng nghệ thuật chân dung tự họa trị giá 100,000,000 VND.

Giải thưởng Dogma dành cho nghệ thuật chân dung tự họa là một cuộc thi mới được Hội sưu tập Dogma tài trợ tổ chức 2 năm một lần.

Người thắng cuộc được trao giải nhất trị giá 100,000,000 VND và 3 giải ấn tượng được chọn từ vòng chung kết trị giá 10,000,000 VND mỗi giải

Giải thưởng Dogma được mở rộng đến tất cả nghệ sĩ / họa sĩ tuổi đời từ 18 trở lên đang cư trú tại Việt Nam.

Điều kiện tham dự
*Để đưa mỗi tác phẩm nghệ thuật đến với cuộc thi, các nghệ sĩ /họa sĩ phải nộp phiếu đăng ký tham dự qua mạng theo đường dẫn http://www.dogmacollection.com/index.php

1. Những tác phẩm dự thi phải là tác phẩm gốc đã được thực hiện trong vòng 1 năm tính từ ngày quy định nộp tác phẩm để trưng bày.

2. Tất cả nghệ sĩ / họa sĩ dự thi có tuổi đời từ 18 trở lên đang cư trú tại Việt Nam

3. Những tác phẩm nộp mà chưa được gửi phiếu tham dự thi sẽ bị loại.

4. Mỗi nghệ sĩ / họa sĩ chỉ được nộp một tác phẩm dự thi

5. Theo thể lệ của giải thưởng Dogma, tác phẩm được chọn trao giải nhất của giải thưởng Dogma sẽ trở thành tài sản của Hội sưu tập Dogma.

6. Những tác phẩm dự thi phải được nộp qua hình thức ghi hình kỹ thuật số định dạng jpeg? tối đa 1MB lưu trên CD hoặc DVD để dự vòng sơ kết trước ngày 15 tháng 6 năm 2011 .

7. Những tác phẩm nộp qua hình thức ảnh chụp, bản sao chụp hoặc bất kỳ hình thức khác để trình bày thay thế tác phẩm gốc sẽ bị loại.

8. Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm đã được hoàn thành. Những phát họa, thiết kế mẫu, vật phẩm đang được hoàn thiện sẽ bị loại.

9. Những đĩa CD/DVD ghi hình đã nộp dự thi sẽ không được hoàn trả.

10. Tất cả những tác phẩm hợp lệ được người dự thi gửi đến để dự thi sẽ được xem xét chấm giải Dogma'

11. Những tiêu chuẩn nghệ thuật cho tác phẩm dự thi bao gồm:
a. Tranh & Ảnh 2 chiều (2D works) bao gồm: Những tranh vẽ, ảnh 2 chiều đơn hoặc bộ phải có tổng kích thước không quá khổ 170cm x 250cm. Hai phần của một tác phẩm bao gồm phần chi tiết và phần tổng thể có thể nộp dự thi
b. Điêu khắc: Tác phẩm không quá khổ 200cm ở bất kỳ chiều đo nào và không nặng quá 80kgs. Hai phần của một tác phẩm bao gồm phần chi tiết và phần tổng thể có thể nộp dự thi.
c.Phim hình công nghệ kỹ thuật mới : Tác phẩm gửi dự thi sơ khảo phải tự trình chiếu được và không dài quá 30 giây. Vui lòng ghi rõ thời lượng trên mỗi đĩa CD/DVD. Nghệ sĩ có thể bao gồm độ dài tổng thể của một phiên bản dự thi. DVD phải là dạng PAL cài mã số vùng là ALL REGIONS và có thể chiếu được qua máy chiếu DVD.
12. Sau khi ban giám khảo đã chấm xong giải sẽ là quyết định cuối cùng, mọi thư từ giải trình sẽ không được xem xét.

13. Sao chép: Mỗi thí sinh dự thi đồng ý để tác phẩm dự thi của mình được sao chép, đăng tải trên phương tiện truyền thông như là báo, tạp chí, bảng tin điện tử hoặc những phương tiện truyền thông khác và thi sinh cũng chấp thuận để tác phẩm của mình được chụp lại hay được dùng để phục vụ những mục đích như là thông tin đại chúng, châm biếm, tham khảo, nghiên cứu, lưu trữ, báo cáo hoặc tham chiếu trong những hoạt động của ban tổ chức giải Dragon và trưng bày hoặc công bố được Ủy ban giải Dragon cho phép.

14. Tuân thủ pháp luật: Xã hội có quyền đặt câu hỏi cho bất kỳ nghệ sỹ / họa sỹ tham gia dự thi về quyền Nghệ sỹ / Họa sỹ xác nhận tác phẩm dự thi là của chính người dự thi thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể với tất cả những chi tiết trong tác phẩm dự thi không vi phạm quyền Nghệ sỹ / Họa sỹ.

15. Quyền phủ nhận: Đối với những tác phẩm dự thi được xem là có thể gây tác hại đến sức khỏe hoặc gây những nguy cơ tổn thương khác đến công đồng thì ban tổ chức được quyền loại bỏ những tác phẩm dự thi thuộc nhóm này.

16. Giải đáp: Những câu hỏi chưa được giải đáp sẽ được gửi đến Ủy Ban giải Dragon để có quyết định cuối cùng.

17. Tất cả nghệ sỹ / họa sỹ dự thi sẽ được nhận thông báo về những quyết định của ban giám khảo bằng email hoặc thư báo cho biết chi tiết bao gồm kết quả bình chọn, quyết định có được đem trưng bày hay không, được…….(touring/delivery & collection details ?).

Triển lãm chung cuộc giải Dogma

1. Những tác phẩm được chọn để triển lãm sẽ được công bố qua mạng xã hội trước 17h00 ngày Thứ Hai 27/6/2011.

2. Nghệ sỹ / họa sỹ phải đưa tác phẩm của mình đến Bảo Tàng Mỹ Thuật trước Thứ Sáu ngày 8 tháng 7 năm 2011 (qua đường phát chuyển nhanh) hoặc trước ngày Thứ Bảy 9 tháng 7 2011 (mang đến tận nơi).

3. Nghệ sỹ / họa sỹ đồng ý có trách nhiệm về những chi phí vận chuyển và giao nhận tác phẩm của mình.

4. Tranh và ảnh 2D: Không cần giá treo, không gương, không kính, nếu tác phẩm cần nhìn cận cảnh, kính nhựa perspex phải được sử dụng.

5. Tượng nắn: phải được gắng kết tốt đảm bảo an toàn khi vận chuyển, lắp đặt và trưng bày.

6. Phim hình công nghệ kỹ thuật mới: Phải tự trình chiếu được. Nghệ sỹ / Họa sỹ chịu trách nhiệm cung cấp cả phần cứng và phần mềm đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong công nghệ triển lãm tranh nghệ thuật công cộng.

7. Phim hình công nghệ kỹ thuật mới sẽ được trưng bày trong điều kiện ánh sáng phòng trưng bày tranh thông thường.

8. Nếu tác phẩm dự thi là phim hình kết nối trên mạng, vui lòng cung cấp phiên bản rời trên CD (không dùng URLs). Vui lòng cung cấp những thiết bị kết nối và trình chiếu và tốt nhất là dùng phiên bản chép trên đĩa CD. Nếu tác phẩm là phim hình trên nền âm thanh, vui lòng chỉ nộp đĩa CD.

9. Những hướng dẫn cài đặt phải được đính kèm đầy đủ vào tác phẩm dự thi bất kể phương tiện truyền đạt là thuộc dạng nào

10. Triển lãm kết thúc vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. Các Nghệ sỹ / Họa sỹ phải thu dọn tác phẩm của mình tại phòng trưng bày tranh Bảo Tàng Nghệ Thuật trong khoảng thời gian từ 10:00 đến 16:00 ngày 31/7/2011 và ngày 1/8/2011.

11. Khi kết thúc triển lãm, các tác phẩm sẽ sẵn sàng để được thu dọn trong điều kiện chưa đóng gói.

12. Hoa hồng: Một khoảng hoa hồng 30% sẽ được tính trên những tác phẩm được bán thành công tại triễn lãm. (Chi tiết sẽ được cung cấp khi có yêu cầu)

13. Bảo hiểm: Hội thi giải Dogma sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc hư hỏng đối với tác phẩm dự thi trong suốt quá trình của giải. Mỗi Nghệ sỹ / Họa sỹ tự chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.


Mẫu phiếu dự thi giải Dogma

Họ tên:
Địa chỉ:
Ngày tháng năm sinh:
Thông tin liên lạc:
Mô tả tác phẩm dự thi:
Đề tựa (nếu có):
Phương tiện truyền đạt:
Kích cỡ:
Ngày sáng tác:


Thành phần Ban Giám Khảo
Mã Thanh Cao – Giám Đốc Bảng Tàng Mỹ Thuật TPHCM
Phạm Thị Như Quỳnh – Họa sỹ, giám đốc phòng trưng bày Quỳnh
Richard di San Marzano – Họa sỹ, người phụ trách của hội sư tập Dogma

Sunday, 17 April 2011

Foreword



Japanese is the only foreign language I can communicate along with Vietnamese. Japan is also the country I have my best interest until now. I have lived in the province of Ibaraki 1 year. (The earthquake on 03/11/2011, Ibaraki province is following heavy losses as the 3rd Province after Fukushima and Miyagi, no electricity no water no gas between the last cold days.) When I was there, only the aftershocks had been occurred which shook drinking-glasses, or vibrated work equipment. For me, the feeling of earthquakes in the country where often faces with natural disasters such as Japan is something of highly ambiguous and untraceable because those things only are in other areas s
uch as Kobe, etc. I have not heard anyone talk about any heavy earthquake that happened there.

Until the Japanese man sat at Himiko Visual Café was vividly tearing up because his loved ones are missing, and in my television is all about the news, video clips what is happening where I used to live which shocked me. My Japanese god-mother’s families are in Ibaraki. Fukushima is the hometown of my chief's wife, this is where I been there once as a rice farmer…

Everything, now are debris ...


And has not stopped yet.

Earthquakes continuously occur, not only in Japan, also spread to Myanmar. People feel insecure…

My artist friend was leaving Tokyo to Fukuoka with the small child in fear of the radiation.

One morning, I wake up and read the new of two thousand corpses
were pulled over the Japanese coastline, this makes me upset. Those bodies are still out there, have not been buried yet. It is a weird feeling, it shocks me, it drives me crazy.

The Japanese believe another parallel world exists. I do want to believe that they are transforming into another better and purer life. And their departures bring the spirit power to support others who are continuing to stay.
Lời tựa:
Tiếng Nhật là ngôn ngữ duy nhất ngoài tiếng Việt mà tôi có thể nói được cho người ta hiểu mình. Nhật Bản cũng là đất nước tôi gắn bó nhất cho đến thời điểm này. Tôi đã sống ở tỉnh Ibaraki 1 năm (Trận động đất vào ngày 11/3/2011, tỉnh Ibaraki thiệt hại nặng thứ 3 sau tỉnh Fukushima và Miyagi, không điện không nước không gas giữa những ngày lạnh lẽo cuối cùng). Khi tôi ở đó, chỉ có những cơn dư chấn nhẹ khiến ly nước chòng chành, máy móc làm việc rung rinh. Với tôi, cảm giác về động đất trong đất nước thường xuyên đối diện với thiên tai như Nhật Bản chỉ là điều gì đó quá đỗi mơ hồ và không dấu vết vì chỉ có ở vùng khác như Kobe chẳng hạn. Tôi chưa nghe ai kể về trận động đất nào nặng nề xảy ra nơi đó.
Cho đến khi, người khách Nhật ngồi ở Himiko visual café khóc rưng rức lên vì một người thân mất tích, và trước mắt tôi là những tin tức, video clip về những gì đang diễn ra ở nơi tôi từng sống, đã khiến tôi bàng hoàng. Gia đình mẹ nuôi tôi đang ở Ibaraki. Fukushima là quê vợ của giám đốc, nơi tôi từng đến đó làm ruộng, cấy lúa 1 lần…
Mọi thứ, giờ tan hoang…

Và chưa ngừng lại.
Động đất vẫn tiếp tục diễn ra, không chỉ ở Nhật, còn lan tới Myanmar. Mọi người xôn xao về những dự cảm bất an.
Người bạn nghệ sĩ tôi quen đã phải ôm đứa con trai nhỏ rời khỏi Tokyo đi về Fukuoka vì lo lắng về phóng xạ.

Có một buổi sáng thức dậy đọc tin 2 ngàn xác người tấp vào ven biển, tôi thẫn thờ đờ đẫn. Những xác thân còn để lại kia vẫn còn vương vất chưa được chôn cất hết. Là một cảm giác gì đó nghèn nghẹn.
Người Nhật vốn tin vào một thế giới khác song song thế giới đang hiện hữu. Tôi muốn tin một niềm tin rằng, họ đang hóa kiếp sang một thế giới khác trong lành hơn. Và, sự ra đi của những con người kia hóa thành sức mạnh tiếp nối cho những người ở lại.
Himiko. Nguyen.
11/4/2011

Dư vị nhân gian

  Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt...