Friday 11 September 2015

Tranh sơn mài của BARBARA PELLIZZARI




BARBARA PELLIZZARI là họa sĩ đến từ Turin của nước Ý,  có chứng chỉ thiết kế thời trang và nhà hát cũng như có chứng chỉ về bảo tồn tranh vẽ. Chị bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc phục chế tranh từ thời kỳ Phục Hưng dưới sự hướng dẫn của Edo Masini, Cục trưởng cục bảo tồn tại Fortezza de Basso ở thành phố Florence. Sau đó chị làm việc trong lĩnh vực phục hồi các tác phẩm nghệ thuật tại Viện Nghệ thuật Chicago, Akademie Kunst ở Linz, Áo, hay Bảo tàng Nghệ thuật Karachi ở Pakistan và Đại sứ quán Ý của Bắc Kinh. Từng giảng dạy nghệ thuật tại SCIS ở Thượng Hải (2001 – 2006), Năm 2007, chị gia nhập Trường Cao đẳng Dulwich Bắc Kinh, nơi chị dạy nghệ thuật trong trường tiểu học và trung học cho đến năm 2012. Vào tháng 9 năm 2012 Barbara và gia đình chị chuyển đến TPHCM, Việt Nam, nơi chị hiện đang sinh sống. Việt Nam đã đươc truyền cảm hứng vào những tác phẩm của Barbara và chị vẫn đang liên tục thử nghiệm những ý tưởng mới, liên kết chúng với những trải nghiệm khác cuộc sống của chị. Từ năm 2012 đến nay, chị thực hiện các dự án nghệ thuật tại Trường Phổ Cập cho trẻ em đường phố ở quận Bình Thạnh.

Tác phẩm nghệ thuật của Barbara thường bị tác động bởi môi trường xung quanh nơi chị sống cùng với những trải nghiệm của chính bản thân chị. Và dự án tranh sơn mài lần này là sự tiếp nối một ý tưởng bắt đầu khi chị ở Trung Quốc và cụ thể là ởThượng Hải, lúc đó chị đã nghiên cứu về kỹ thuật mực in truyền thống, mà sau đó chị kết hợp với những kiến thức nền tảng cơ bản về châu Âu, chủ yếu tập trung vào những nghiên cứu về tĩnh vật vào thế kỉ XVI và XVII Chị đã khám phá ra vẻ đẹp của kĩ thuật sơn mài như một hình thức nghệ thuật ở Việt Nam, và từ đây, chị đã quyết định tạo ra sự kết nối giữa Việt Nam- ngôi nhà chị đang sống, và ở Ý, linh hồn của chị. Càng nghiên cứu, Barbara càng ấn tượng bởi sự tương đồng chị nhận thấy giữa sơn mài và tranh vẽ trên ván gỗ thời Phục Hưng mà chị đã có dịp phục chế lại lúc ở Florence hồi còn sinh viên. Các khái niệm về lớp, việc sử dụng một miếng vải mỏng để cách ly bảng gỗ, việc sử dụng bạc hoặc lá vàng: tất cả mọi thứ đã kết nối Barbara với những kinh nghiệm trong quá khứ của chị. 

Chị bắt đầu cuộc hành trình của mình vào tháng 11, cùng với nghệ sĩ Himiko Nguyễn, hai chị cùng nhau thực hành dự án chất liệu sơn mài dưới sự hướng dẫn của Phạm Gia Hợp, một hoạ sĩ sơn mài, là chuyên gia trong vận dụng chất liệu cùng những kĩ thuật mới, tại xưởng Nâu, một không gian workshop hỗ trợ những dự án thực hành nghệ thuật tích cực cho các nghệ sĩ. Mặc dù không cùng chung ngôn ngữ, các nghệ sĩ đã vượt qua những rào cản giao tiếp bằng sự hấp dẫn bởi nghệ thuật, đã thành công khi thực hiện các dự án sơn mài trong suốt 5 năm tháng. Các yếu tố trong những bức tranh được tạo ra trong cùng một thời điểm, đều tượng trưng cho những điều khác nhau đối với Barbara. Cái nền trừu tượng, độ nhám của nó và vô số các lớp, so với sự mượt mà của những viên sỏi, tượng trưng cho thời gian trong tất cả các hình thức của nó. Những màu sắc, mặt khác, lại là những mối liên kết về mặt thị giác giữa hai đất nước. Nếu bạn đi dọc theo bờ biển Liguria của Ý, nơi các viên sỏi được sử dụng trong tranh, bạn sẽ có thể tìm thấy màu vàng đất, màu đỏ, màu xanh lá cây, và những màu này có thể dễ dàng nhìn thấy trên những ngôi nhà và đền thờ ở Việt Nam. Cuối cùng, đó là sự liên kết giữa những yếu tố mà Barbara đã trải nghiệm qua những chuyến đi khắp thế giới mà chị muốn truyền đạt lại nhất, thể hiện qua chất liệu nghệ thuật được dùng trong tác phẩm của chị. 

Himiko Nguyễn nói chị nhìn thấy ở Barbara lòng nhiệt thành hăm hở tràn đầy khi cùng thực hành sơn mài, lan toả một luồng năng lượng sáng tác tràn đầy, điều đang vơi dần và trở nên hiếm hoi ở các bạn nghệ sĩ trẻ. Chị cảm nhận được luồng sáng năng lượng lan toả từ Barbara khi cùng thực hiện chất liệu sơn mài trên những chiếc hộp trong dự án COME-OUT II. Và tranh của Barbara thể hiện sự trải nghiệm hồn hậu, ấm áp luồng năng lượng sáng tác tích cực đang ngày càng hiếm hoi ấy. 

Triển lãm ra mắt dự án tranh sơn mài của BARBARA PELLIZZARI bắt đầu từ 18h-20h ngày 10 tháng 9 

đến ngày 25/9 tại gallery số 8, Phùng Khắc Khoan, quận 1, Sài Gòn. Gặp gỡ nghệ sĩ vào 16-18h ngày 11 tháng 9. Cùng ra mắt với loạt tranh sơn mài còn có loạt tranh in trên giấy thể hiện đời sống, tinh thần của người Nam Bộ qua góc nhìn của nữ họa sĩ Ý.

                                                                                                                                                






 

















Từ năm 2012 đến nay, chị thực hiện các dự án nghệ thuật tại Trường Phổ Cập cho trẻ em đường phố ở quận Bình Thạnh.
triển lãm diễn ra đến 25/9 tại số 8 Phùng Khắc Khoan, q.1.

   Dư Thụy.

1 comment:

vuvanthe said...
This comment has been removed by a blog administrator.

Interview from 2019

 tự nhiên thấy bài trả lời phỏng vấn hồi 2019. post lại để nhắc mình cần tập trung đừng đi lệch quỹ đạo hơn nữa.  :)  Profile -Name: Himiko ...