hồi xưa, lúc mới lên Sài Gòn, tôi chưa được dễ thương, nữ tánh như bây giờ đâu. một nhóc con 39kg, ốm nhom, đen thui, tóc ngắn và thỉnh thoảng bị nhầm lẫm với con trai một chút (vì hổng hiểu sao, mô-đen thời đó là mặc áo sơ mi bỏ trong quần. hix, túm lại là, quê ơi là quê, lúa ơi là lúa.
lúc đó (1995), tôi thiệt hông mơ đến việc làm thêm sang sang dành cho mấy bạn sáng sủa, dễ thương như phục vụ quán hay tiếp thị gì gì đâu. ngay cả dạy học cũng hông được, vì tiếng Nga đâu ai thèm học chớ. rốt cuộc, tôi làm chân giữ xe cho trung tâm tin học AIC đối diện trường Bùi Thị Xuân vào buổi tối, bắt đầu từ 16h50 cho tới 21h. gọi là trung tâm tin học vậy chớ hông có bãi giữ xe riêng, phải giữ trong hẻm nhỏ xíu có nhiều xe qua lại. buổi tối chia làm 2 ca học, ca 1 từ 17h đến 19h, ca 2từ 19h đến 21h. cực nhất là giờ thay ca, dao động từ khoảng 16h30 đến 19h15. vì hẻm nhỏ mà phải bảo đảm lưu thông 2 chiều nên giờ đó là tíu tít lên ghi số xe, dựng xe sao cho để được gọn và hết. ngoài giờ giao ca có thêm nhân viên ghi danh của trung tâm qua phụ lấy thẻ, chỉ có tôi và một anh thanh niên lớn hơn tôi 5 tuổi chịu trách nhiệm chính cho việc trông coi sắp xếp bãi xe sao cho ổn thỏa, êm đẹp. trong chu vi chừng 20m2 và chừng 10m chiều dài con hẻm mà chúng tôi phải lo sao chất được gần 4-50 chiếc xe mỗi ca.
tôi là con gái nên đương nhiên chỉ đàm phần nhẹ là trông coi và ghi số, thu thẻ, anh kia sẽ sắp xếp. nhưng dần dần, tôi học được cách có thể gạt chống đứng của chiếc xe mà hông cần phải giật lùi lại phía sau. vì, trong con hẻm nhỏ, từng cm2 đã là quý báu, không thể nào dựng xe rồi giựt về phía sau để hở cả 20cm phía đầu xe. thỉnh thoảng, khi anh kia chạy đi đâu đó, có học viên đến sớm hay trễ, thì tôi tự mình làm việc sắp xếp này. bây giờ, tôi vẫn còn có thể dựng xe được bằng cách này, miễn là cỡ dream thôi, đừng to quá như xe SH, tôi nhấc mông nó lên hông nổi (có lần, tôi chỉ mà nhân viên giữ xe cứ cãi là hông được, tôi liền làm thử cho coi tại chỗ, em trai cứng họng lè lưỡi luôn). thậm chí, tôi còn học được cả cái cách đập vào yên sau xe dream lùn (chỉ được mỗi dream lùn thôi, không hiểu sao) cho nó bật lên để lấy khăn lau xe mỗi khi cần (dĩ nhiên đây là mánh lới láu cá rồi, học viên biết thì chết, heheh)
lúc đó (1995), tôi thiệt hông mơ đến việc làm thêm sang sang dành cho mấy bạn sáng sủa, dễ thương như phục vụ quán hay tiếp thị gì gì đâu. ngay cả dạy học cũng hông được, vì tiếng Nga đâu ai thèm học chớ. rốt cuộc, tôi làm chân giữ xe cho trung tâm tin học AIC đối diện trường Bùi Thị Xuân vào buổi tối, bắt đầu từ 16h50 cho tới 21h. gọi là trung tâm tin học vậy chớ hông có bãi giữ xe riêng, phải giữ trong hẻm nhỏ xíu có nhiều xe qua lại. buổi tối chia làm 2 ca học, ca 1 từ 17h đến 19h, ca 2từ 19h đến 21h. cực nhất là giờ thay ca, dao động từ khoảng 16h30 đến 19h15. vì hẻm nhỏ mà phải bảo đảm lưu thông 2 chiều nên giờ đó là tíu tít lên ghi số xe, dựng xe sao cho để được gọn và hết. ngoài giờ giao ca có thêm nhân viên ghi danh của trung tâm qua phụ lấy thẻ, chỉ có tôi và một anh thanh niên lớn hơn tôi 5 tuổi chịu trách nhiệm chính cho việc trông coi sắp xếp bãi xe sao cho ổn thỏa, êm đẹp. trong chu vi chừng 20m2 và chừng 10m chiều dài con hẻm mà chúng tôi phải lo sao chất được gần 4-50 chiếc xe mỗi ca.
tôi là con gái nên đương nhiên chỉ đàm phần nhẹ là trông coi và ghi số, thu thẻ, anh kia sẽ sắp xếp. nhưng dần dần, tôi học được cách có thể gạt chống đứng của chiếc xe mà hông cần phải giật lùi lại phía sau. vì, trong con hẻm nhỏ, từng cm2 đã là quý báu, không thể nào dựng xe rồi giựt về phía sau để hở cả 20cm phía đầu xe. thỉnh thoảng, khi anh kia chạy đi đâu đó, có học viên đến sớm hay trễ, thì tôi tự mình làm việc sắp xếp này. bây giờ, tôi vẫn còn có thể dựng xe được bằng cách này, miễn là cỡ dream thôi, đừng to quá như xe SH, tôi nhấc mông nó lên hông nổi (có lần, tôi chỉ mà nhân viên giữ xe cứ cãi là hông được, tôi liền làm thử cho coi tại chỗ, em trai cứng họng lè lưỡi luôn). thậm chí, tôi còn học được cả cái cách đập vào yên sau xe dream lùn (chỉ được mỗi dream lùn thôi, không hiểu sao) cho nó bật lên để lấy khăn lau xe mỗi khi cần (dĩ nhiên đây là mánh lới láu cá rồi, học viên biết thì chết, heheh)
tôi làm việc làm thêm này khoảng 3 năm, từ đầu năm 1995 cho đến cuối 1997. lúc đậu cao đẳng Mỹ Thuật Đồng Nai (khóa đầu tiên 1996) tôi vẫn chạy đi học trên Biên Hòa rồi chạy về mỗi ngày vì không bỏ được việc làm kiếm cơm này (dù ở hẳn ký túc xá Đồng Nai sẽ khỏe hơn và biết đâu giờ có chồng rồi. hì, vì hồi xưa, ở trên ký túc xá trên Biên Hòa đó buồn lắm nên sinh viên dễ yêu nhau). nhập học được chừng vài tháng thì tôi bỏ học vì do mỗi buổi sáng dậy sớm chạy lên đó cứ ngủ gục và lủi xe vô lề đường té hoài. hix, bỏ học chứ hông bỏ làm, dù chỉ là chân giữ xe.
này là tấm hình tôi tự họa mình qua kiếng chiếu hậu xe của học viên trong ánh đèn vàng mờ mờ của con hẻm.
dù là giữ xe miễn phí và trong con hẻm đèn mờ mờ vàng vọt nhưng chúng tôi rất chìu chuộng học viên, họ đến chỉ việc dựng chống nghiêng, nhận thẻ rồi bỏ đi thôi. lúc về thì cũng chỉ đưa thẻ và đợi dắt xe ra. tôi nhớ mang máng là lương của mình lúc đó là 300.000 (ổ bánh mì Bùi Thị Xuân lúc đó là 3000 đ/1 ổ). mà tôi không hề mắc cỡ chút nào về công việc của mình. nếu không trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn phiên dịch để đi Nhật năm 1998, chắc tôi vẫn còn làm ở đó thêm một thời gian nữa.
này là tấm hình tôi tự họa mình qua kiếng chiếu hậu xe của học viên trong ánh đèn vàng mờ mờ của con hẻm.
dù là giữ xe miễn phí và trong con hẻm đèn mờ mờ vàng vọt nhưng chúng tôi rất chìu chuộng học viên, họ đến chỉ việc dựng chống nghiêng, nhận thẻ rồi bỏ đi thôi. lúc về thì cũng chỉ đưa thẻ và đợi dắt xe ra. tôi nhớ mang máng là lương của mình lúc đó là 300.000 (ổ bánh mì Bùi Thị Xuân lúc đó là 3000 đ/1 ổ). mà tôi không hề mắc cỡ chút nào về công việc của mình. nếu không trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn phiên dịch để đi Nhật năm 1998, chắc tôi vẫn còn làm ở đó thêm một thời gian nữa.
.
sau này đi Nhật về, mở tiệm chụp hình chân dung, sau 3 tháng thì phá sản và nợ nần. nhưng tôi vẫn từ chối những cơ hội kiếm tiền như làm phiên dịch cho công ty xuất khẩu lao động vì muốn chuyên tâm vào việc luyện thi vào trường Mỹ Thuật. năm 2000 trong thời gian học luyện thi Điêu Khắc, tôi đã vào làm nhân viên cho quán Vinacafe trên đường Bà Huyện Thanh Quan (góc gần NTMK) của chị một người bạn cũ mở, vừa pha chế, vừa phục vụ, kiêm luôn cả ngủ giữ quán (lúc ở Nhật về thì trắng trẻo và có da có thịt hơn xưa, lại có vốn ngoại ngữ nên được nhận việc sang hơn chăng?). làm cả Tết, không nghỉ. làm đâu khoảng nửa năm, nhưng sau đó, do anh chàng người yêu của bạn tiếp quản nhiệm vụ quản lí cư xử quá trịch thượng với mình quá (dù học cùng khóa với mình, mà mình thì đang giúp họ là kiêm cái nhiệm vụ ngủ giữ nhà không lương (đồ đạc phải cất trong góc gầm cầu thang chứ hông có phòng ở đàng hoàng đâu), nên tự ái, nghỉ. (nghe nói quán cũng dẹp tiệm sau đó chừng 1 năm.)
.
không phải bỗng dưng mà kể chuyện này. vì có khá nhiều người cứ nghĩ tôi là chủ, giàu có hay sao nên không hiểu tâm lí người đi làm thêm. vì, điều bây giờ tôi hay thấy ở vài người là khi đi làm thêm những việc nhỏ thường hay không tôn trọng công việc của mình. tôi có một cô nhân viên cũ rất xinh xắn dễ thương, nhưng luôn tỏ vẻ thờ ơ, uể oải và coi công việc mình làm chỉ là tạm bợ, sẵn sàng bỏ đi bất cứ lúc nào nếu có việc nào đó sang trọng hơn, đẳng cấp hơn (dù cổ chỉ mới học xong lớp 12). tôi đã ngồi nói chuyện với cổ như vầy : "chị biết, công việc này đối với em chỉ là tạm thời, trong lúc em vừa bước ra tự lập, đang cần tiền trang trải một chút cuộc sống và chưa thể tìm ra được việc khác thích hợp hơn. nhưng, trong thời gian em làm việc ở đây, em hãy tập trung cho công việc của mình và tôn trọng nó. dù nó không thể mang lại cho nhiều về tài chính, em cũng không thể gắn bó với công việc này lâu dài (chị cũng không hề muốn giữ chân ai nếu như họ tìm được một công việc có tương lai hơn), thì nó cũng là một bước đệm cho em khi bước ra đời. một công việc đơn giản trong một môi trường dễ dàng mà em còn không làm tốt, thì thử hỏi, làm sao mà sau này ra đời nảy sinh ra nhiều va chạm hơn, mâu thuẫn hơn thì em có thể thích ứng được? đó là chưa kể, thái độ làm việc của em, có khi là cơ hội của chính em. chẳng hạn như, một người khách nào đó có địa vị trong xã hội, họ đến đây, nhìn thấy em nhiệt thành và yêu thích công việc mình, dù chỉ là một nhân viên quán cafe bình thường, có khi, họ sẽ mở ra cho em một cơ hội khác, đến với một công việc khác thích hợp hơn, có nhiều tương lai hơn. chị nói điều này không phải để em chăm chăm vào việc chỉ để tìm cơ hội này, bởi lẽ, điều đó còn tùy thuộc vào duyên và cũng không nên vì sự vụ lợi, vào một lợi ích cụ thể. cũng không phải là dụ dỗ em để làm tốt cho chị. nhưng khi mình lựa chọn công việc gì, dù chỉ là tạm thời, thì cũng hãy tập cho mình một kỹ năng làm việc tốt với một tinh thần trách nhiệm, điều đó hoàn toàn không phải là vô ích".
nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể ngồi nói từng lời như vậy với những nhân viên mới. vì tính tôi sau này cũng nóng, những gánh nặng trong kinh doanh càng làm tôi thêm gắt gỏng và quạu quọ. và thêm cái tự ái quá cao. tôi chưa hề năn nỉ nhân viên nào ở lại với Himiko khi họ ra đi. vì tôi không thể giữ người muốn ra đi, và cũng vì Himiko chưa thể đáp ứng cao cho nhân viên về khả năng tài chính. mỗi lần gặp ai, tôi đều nói, nếu em làm vì tiền thì có lẽ đừng nên chọn công việc này, vì hiện tại, tiền lương ở Himiko chưa. còn nếu em làm là vì muốn có kinh nghiệm giao tiếp, khả năng pha chế, và tiền chỉ góp phần trang trải một phần nào đó thì may ra mới có thể. và, thời hạn ít nhất tôi đề nghị với họ, là nửa năm. thật ra, đó là khoảng thời gian khá ngắn cho một công việc. vì, nhân viên ở Himiko phải biết hết mọi việc từ pha chế đến phục vụ, giống như một người chủ không gian đang tiếp đãi khách trong ngôi nhà của mình. gần như, chẳng ai có thể pha chế giỏi ngay trong 4 tháng đầu cả. sau nửa năm, khi họ có thể rành rẽ, thì ra đi, và Himiko chẳng được hưởng từ việc tập luyện đó...
tôi có thể kể tên và đếm có bao nhân viên từ khi thành lập Himiko đến giờ. nhưng những nhân viên thực sự gắn bó với khoảng thời gian dài một chút ( chừng 1 năm đến 1 năm rưỡi) thì thực sự chỉ có trên đầu ngón tay. có 2 nhân viên cũ Himiko giờ đã là giảng viên đại học, và quay trở lại làm khách của himiko. nhưng thời gian qua nơi chốn mới này, tôi gặp ít đi những người trẻ gắn bó hay chí ít là xem lời giao ước về thời gian là một điều nghiêm túc cần phải tôn trọng (dù chỉ là thỏa thuận miệng). đôi lúc, tôi cũng nghĩ là tại mình, vì đã không khéo trong quan hệ con người. mỗi lần, trước khi nhận ai, tôi đều nói, tôi không chịu trách nhiệm về mặt tinh thần, và, hãy đừng nhìn tôi mà rút ra kinh nghiệm con người. vì, các bạn hãy còn quá trẻ, mà tôi thì hoàn toàn không phải là một hình mẫu chuẩn. tính tôi thất thường, đột nhiên vui vẻ, đột nhiên cau có và hoàn toàn không thích những nghi lễ xã giao. tôi chỉ đảm bảo duy nhất được một điều rằng, tôi không lạm dụng quyền làm chủ để làm tổn thương tinh thần của người trẻ. tôi nóng tính, nhưng không mạt sát, làm nhục ai. và cơ bản, là tôi cũng vẫn còn nhiều khó khăn, nên tự ái vẫn còn nhiều. nhiều đến độ, dù không còn ai, tôi cũng có thể tự mình đứng ra làm nhân viên, chứ tuyệt nhiên không năn nỉ ai rằng hãy ở lại.
nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể ngồi nói từng lời như vậy với những nhân viên mới. vì tính tôi sau này cũng nóng, những gánh nặng trong kinh doanh càng làm tôi thêm gắt gỏng và quạu quọ. và thêm cái tự ái quá cao. tôi chưa hề năn nỉ nhân viên nào ở lại với Himiko khi họ ra đi. vì tôi không thể giữ người muốn ra đi, và cũng vì Himiko chưa thể đáp ứng cao cho nhân viên về khả năng tài chính. mỗi lần gặp ai, tôi đều nói, nếu em làm vì tiền thì có lẽ đừng nên chọn công việc này, vì hiện tại, tiền lương ở Himiko chưa. còn nếu em làm là vì muốn có kinh nghiệm giao tiếp, khả năng pha chế, và tiền chỉ góp phần trang trải một phần nào đó thì may ra mới có thể. và, thời hạn ít nhất tôi đề nghị với họ, là nửa năm. thật ra, đó là khoảng thời gian khá ngắn cho một công việc. vì, nhân viên ở Himiko phải biết hết mọi việc từ pha chế đến phục vụ, giống như một người chủ không gian đang tiếp đãi khách trong ngôi nhà của mình. gần như, chẳng ai có thể pha chế giỏi ngay trong 4 tháng đầu cả. sau nửa năm, khi họ có thể rành rẽ, thì ra đi, và Himiko chẳng được hưởng từ việc tập luyện đó...
tôi có thể kể tên và đếm có bao nhân viên từ khi thành lập Himiko đến giờ. nhưng những nhân viên thực sự gắn bó với khoảng thời gian dài một chút ( chừng 1 năm đến 1 năm rưỡi) thì thực sự chỉ có trên đầu ngón tay. có 2 nhân viên cũ Himiko giờ đã là giảng viên đại học, và quay trở lại làm khách của himiko. nhưng thời gian qua nơi chốn mới này, tôi gặp ít đi những người trẻ gắn bó hay chí ít là xem lời giao ước về thời gian là một điều nghiêm túc cần phải tôn trọng (dù chỉ là thỏa thuận miệng). đôi lúc, tôi cũng nghĩ là tại mình, vì đã không khéo trong quan hệ con người. mỗi lần, trước khi nhận ai, tôi đều nói, tôi không chịu trách nhiệm về mặt tinh thần, và, hãy đừng nhìn tôi mà rút ra kinh nghiệm con người. vì, các bạn hãy còn quá trẻ, mà tôi thì hoàn toàn không phải là một hình mẫu chuẩn. tính tôi thất thường, đột nhiên vui vẻ, đột nhiên cau có và hoàn toàn không thích những nghi lễ xã giao. tôi chỉ đảm bảo duy nhất được một điều rằng, tôi không lạm dụng quyền làm chủ để làm tổn thương tinh thần của người trẻ. tôi nóng tính, nhưng không mạt sát, làm nhục ai. và cơ bản, là tôi cũng vẫn còn nhiều khó khăn, nên tự ái vẫn còn nhiều. nhiều đến độ, dù không còn ai, tôi cũng có thể tự mình đứng ra làm nhân viên, chứ tuyệt nhiên không năn nỉ ai rằng hãy ở lại.
.
lan man nhiều đến vậy, là bởi có vài bạn trẻ chỉ làm ở Himiko 3 tháng là đi. tôi không hiểu là bởi do đâu, vì tiền (nếu thế thì đã xác định từ đầu chứ) hay vì sự nhàm chán của công việc (tôi cũng nói rõ là Himiko còn vắng vẻ) hay bởi chỉ để dạo chơi. tôi có một sự tổn thương nho nhỏ (đừng nghĩ là già thì không tự ái bằng trẻ nha) khi những bạn đó chỉ xem việc làm ở Himiko giống như chơi nhà chòi, thích thì đến, chán thì nghỉ, mà không nghĩ về những thỏa thuận đã nói với nhau ngay từ ngày đầu tiên là làm ít nhất nửa năm. (dù, các bạn vẫn giữ 1 thỏa thuận cơ bản nhất là, báo trước 1 tháng khi quyết định nghỉ). tôi cứ tự hỏi mình, phải chăng, mình đã sai khi chỉ đề nghị ở người trẻ một tinh thần kỷ luật tự giác, rồi sau đó bỏ mặc họ tự loay hoay trong những lí giải? đã không mang lại sự dư dả về tiền bạc, mà ngay cả môi trường làm việc cũng thiếu lửa, thì phải chăng vì vậy mà không giữ được người?
.
tôi thực ra còn mong chờ nhiều hơn thế. tôi từng mong mỏi được làm việc với người trẻ không nhiều kinh nghiệm nhưng có dư nhiệt thành. bởi tôi biết, để thành công, thì phải có được những con người chung sức, cùng đi với mình trên một đoạn đường. những người lớn và nhiều kinh nghiệm thì những gì họ cần Himiko chưa thể đáp ứng. mong chờ vào sự lớn mạnh, có chăng chỉ là ở những người trẻ tuổi nhiệt huyết và đang cần kinh nghiệm để thể hiện mình. Himiko hiện vẫn chỉ là một mảnh đất bỏ hoang, để đạt đến điều gì đó thì cần phải có sự chung sức. nhưng bản thân tôi cũng không biết rõ mình cần phải làm sao, toan tính gì với nó. đành cứ chờ DUYÊN.
vì Himiko sắp tuyển nhân viên mới cho ca tối (sau Tết). nên muốn viết vài dòng tâm sự chút chút. haiz, nhưng giờ cũng không còn khả năng viết ra đầu ra đuôi.
vì Himiko sắp tuyển nhân viên mới cho ca tối (sau Tết). nên muốn viết vài dòng tâm sự chút chút. haiz, nhưng giờ cũng không còn khả năng viết ra đầu ra đuôi.
1 comment:
em la 1 nguoi tre, dang hoc dai hoc va cung dang di kiem viec lam them. Co the e hieu nhung gi chi noi...
Chi biet ko? những đứa bạn em còn apply vào những khach sạn lớn mặc dù nó thừa biết mình ko có thời gian để làm, nhưng vẫn apply chỉ để phỏng vấn, để dần dần rèn cho mình sự tự tin và linh hoạt trước khi đi fong van that va di làm thật, và chuyện nhảy việc với sinh vien là chuyện bthuong nếu họ thấy chẳng còn/có lí do gì để họ ở lại nữa...
Post a Comment