Monday 5 February 2007

Julian Beever - “Picasso của vỉa hè”

getTimeString('2007/02/04 21:31:10');

Julian Beever - “Picasso của vỉa hè”

TTO - Đó là danh hiệu quốc tế mà nhiều người mến mộ họa sĩ Julian Beever đặt cho ông, vì những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ bằng phấn vẽ theo hình thức không gian ba chiều thu hút khách bộ hành trên khắp các châu lục.

Julian Beever là “họa sĩ cầm phấn” của Anh đã có quá trình vẽ tranh nổi (3D) trên vỉa hè hơn mười năm, tại các nước Anh, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và Úc.

Khi ông còn làm việc ở Brussels (Bỉ) vào giữa thập niên 1990, ý tưởng về tranh nổi lề đường đã hớp hồn ông - một cây cọ chuyên chép tranh và vẽ panô khổ lớn trên tường, trần nhà. Trong một lần đi bộ trên vỉa hè, khi các công nhân sửa chữa lề đường thay từng ô gạch, ông nhận ra độ sâu của một bức vẽ 3D xuất phát từ việc đánh lừa thị giác (trompe-l'oeil) của khách bộ hành.

Bí quyết để thưởng thức tranh nổi vỉa hè là phải chọn đúng góc nhìn. Như bức Món em bé - con tôm hùm đang giơ càng chuẩn bị “xực” một em bé nằm ngoan ngoãn trong chiếc đĩa - nếu nhìn hướng ngược lại, tôm hùm chỉ là một đống bầy nhầy màu sắc. Tương tự như bức Tắm hồ trên cao lộ vẽ tại Glasgow, Scotland; chiếc giò chỉ thiên gợi cảm của cô nàng thật ra là một vệt ngà ngà chạy dài trên vỉa hè.

“Món em bé” - 2 ảnh thuận, nghịch

“Tắm hồ trên cao lộ” - 2 ảnh thuận nghịch

“Phí nước”
Một bức vẽ tưởng chừng như đơn giản nhưng phải mất ít nhất ba ngày đề hoàn tất và chỉ cần một cơn mưa là trăm công đổ… ống cống. Từng bố cục, đường nét, màu sắc, bóng đổ đều được Julian ngắm nghía cẩn thận qua ống kính chụp hình, nơi sẽ là góc nhìn chuẩn cho người thưởng ngoạn.

Một bức vẽ của Julian có khi trải dài cả mấy chục mét. Loại tranh nổi lề đường này mặc nhiên đầy tính khôi hài và thú vị khi người xem khám phá ra một không gian ba chiều ẩn trong tác phẩm.

Tác phẩm còn có sự tương tác với người thưởng ngoạn khi chính người xem trở thành chủ thể của nó (như bức Người nhện, Batman và Robin, Phí nước, Đào vàng).

Tác giả được “Người nhện”, “Người dơi và Robin” giải cứu (2 ảnh)

Tác giả và bốn 4 ảnh “Đào vàng”

Sức hút của một số bức còn vì tính thời sự của nó, như tác phẩm Hãy thay đổi lịch sử đói nghèo hưởng ứng show trình diễn âm nhạc liên lục địa Live 8 năm ngoái nhằm gây sức ép (buộc các nước giàu mở rộng hầu bao cho nước nghèo) trước Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Edinburgh. Hay như bức Chân dung Diana vẽ tháng 9-1997 tại London để tưởng niệm “đóa hồng Anh quốc”, được phát hình trên khắp thế giới và xuất hiện trên nhiều bìa báo nổi tiếng.

“Chân dung Diana” “Hãy thay đổi lịch sử đói nghèo”

Nghệ thuật cho mọi người là tiêu chí quan trọng hàng đầu giúp Julian hoàn thiện các bức vẽ. Ông nói: “Nghệ thuật không nên khóa lại trong gallery, thư viện hay sách vở. Nghệ thuật cũng không chỉ dành cho những nhà nghiên cứu, sử gia, chuyên gia này nọ, mà dành cho tất cả mọi người”.

“Dưới lề đường” “Nhỏ và to” (tác giả ngồi trên nắp chai Slate 20)

“Máy tính xách tay” “Tự họa”

ANH NGUYỆN

( theo tuoitre )

No comments:

Dư vị nhân gian

  Mấy nay trên Newfeed Facebook lần lượt hiện ra những bài reviews của mọi người trong về MUÔN VỊ NHÂN GIAN, bộ phim của Trần Anh Hùng đoạt...